Tiêu đề những đồng tiền điện tử trên thị trường
Định nghĩa về tiền ảo theo ECB ( European Cetral Bank – Ngân hàng trung ương Châu Âu), tiền ảo là một loại tiền số, không được quản lý, do người sáng lập phát hành và thường do người sáng lập kiểm soát, được xử dụng và chấp nhận bởi các thành viên của một nền kinh tế ảo cụ thể, phân loại tiền ảo theo loại:
Theo hình ảnh minh hoạ, theo khả năng chuyển đổi được chia làm 2 loại: Tiền ảo không có khả năng chuyển đổi và tiền ảo có khả năng chuyển đổi.
Theo khả năng kiểm soát: được chia thành 2 loại: tiền ảo tập trung và tiền ảo phi tập trung
Theo cách thức hình thành được chia làm 2 loại: tiền ảo mật mã và tiền ảo thông thường.
Theo chức năng và mục đích sử dụng, được chia làm 4 loại: tiền ảo giá trị trả trước, tiền ảo thân thiết, tiền ảo trong game, và tiền ảo lưu hành.
Đặc điểm và ưu điểm của tiền ảo tính được chấp nhận rộng rãi: Mỗi đồng tiền ảo được chấp nhận và sử dụng trong các cộng đồng hoặc môi trường kinh tế cụ thể.
Mấy năm lại đây, thị trường tiền ảo phát triển mạnh mẽ và trở thành mảnh đất màu mỡ thu hút các nhà đầu tư, bất chấp nhiều cảnh báo rủi ro. Dưới đây là những đồng tiền ảo hot nhất, vốn hóa lớn và được giao dịch nhiều nhất.
Bitcoin
Bitcoin là loại tiền điện tử đứng đầu thị trường tiền ảo hiện nay với vốn hóa thị trường hơn 1.000 tỷ USD. Giá Bitcoin vào 16h ngày 13/5 là 50,267.44 USD. Bitcoin lập kỷ lục ở mức gần 64.600 USD vào ngày 14/4.
Tuy nhiên, vị trí độc tôn của Bitcoin đang bị xói mòn khi những tiền ảo khác như Ethereum, Dogecoin và Binance Coin… có tốc độ tăng chóng mặt. Vào thời điểm đầu năm nay, Bitcoin chiếm 70% tổng vốn hoá tiền ảo toàn cầu. Hiện vốn hóa Bitcoin chiếm khoảng 41,5% tổng giá trị thị trường tiền mã hóa.
Bitcoin được phát hành năm 2009 bởi một nhân vật bí ẩn có biệt danh Satoshi Nakamoto. Nó hoạt động dựa vào công nghệ Blockchain, có thể được trao đổi trực tiếp bằng thiết bị kết nối Internet mà không cần thông qua một tổ chức tài chính trung gian nào. Nhiều nhà đầu cơ coi bitcoin là một kho lưu trữ giá trị tương tự các khoản đầu tư trú ẩn an toàn như vàng.
Ethereum
Đứng sau Bitcoin là đồng tiền số Ethereum (còn gọi là Ether). Ethereum đang nổi lên là đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ với Bitcoin.
Ngày 12/5, giá Ethereum có lúc lập đỉnh ở mức 4.380 USD, nhưng đến 16h40′ ngày 13/5, giá Ethereum lao dốc về mức 3.749 USD. Tổng giá trị vốn hóa của Ethereum hiện khoảng 434 tỷ USD, bằng một nửa Bitcoin. Vốn hóa của Ethereum chiếm khoảng 20% thị trường tiền ảo.
Từ đầu tháng 4 đến nay, cứ mỗi tuần Ethereum lại thiết lập nên một đỉnh giá mới. Còn tính từ đầu năm đến nay, Ethereum tăng giá khoảng 470%.
Ethereum được tung ra thị trường vào năm 2013 với mục đích là dùng để giao dịch cho một mạng nội bộ cùng tên. Cũng giống như Bitcoin, Ethereum hoạt động trên nền tảng công nghệ Blockchain.
Điểm khác biệt lớn nhất giữa Ethereum và Bitcoin là mục đích sử dụng và công nghệ cốt lõi của chúng. Ethereum được tạo ra với mục tiêu là trở thành một nền tảng dành cho việc phát triển hợp đồng thông minh. Đồng Ethereum lúc này có vai trò là phương tiện thanh toán chi phí khi hoạt động của mạng lưới. Còn Bitcoin được sinh ra với mục đích duy nhất là trở thành phương tiện thanh toán và là nơi lưu trữ giá trị.
Binance Coin
Binance Coin là tiền điện tử lớn thứ ba thế giới hiện nay. Tính đến 17h30′ ngày 13/5, giá Binance Coin là 582,18 USD; vốn hóa thị trường của Binance Coin đạt gần 90 tỷ USD.
Từ đầu tháng 4, đồng tiền điện tử này liên tục lập đỉnh mới. Có thời điểm, giá Binance Coin lập kỷ lục ở mức 620 USD. Đồng tiền ảo này được đánh giá cao về tiềm năng sinh lời trong tương lai.
Sự tăng giá bất thường của Binance Coin trong thời gian gần đây được lý giải bởi nhiều nguyên nhân. Một trong những lý do chính bởi đây là đồng tiền ảo của sàn tiền ảo lớn nhất thế giới Binance.
Binance Coin được phát hành bởi sàn giao dịch Binance vào năm 2019. Đồng tiền này được chạy trên nền tảng Ethereum blockchain. Mục đích ban đầu của sự ra đời Binance Coin là để giảm chi phí giao dịch trên sàn Binance. Khi Binance dần trở nên thông dụng và phổ biến, đồng tiền điện tử này được dùng để giao dịch trên Binance Chain. Binance Coin có thể được trao đổi thành các loại tiền điện tử khác.
Tether
Tether (USDT) được giới thiệu vào năm 2014, thuộc nhóm tiền điện tử gọi là “stablecoin”. Tether được phát hành trên Blockchain của Bitcoin. Nhưng Tether không phải một dạng tiền mã hóa Altcoin hay đối thủ của Bitcoin mà chỉ là sự bổ sung công nghệ cho đồng Bitcoin.
Giá của Tether gắn với giá đồng USD. Mỗi đơn vị USDT được hỗ trợ bởi một đô la Mỹ (USD) và có thể được mua lại qua nền tảng Tether. Đây là một đồng tiền có tính thanh khoản cao trong ngành tiền điện tử, cho phép người dùng lưu trữ và giao dịch mà không cần qua ngân hàng. Người dùng có thể đổi các đồng tiền ảo khác ra Tether và đổi từ Tether sang tiền mặt.
Tether được đánh giá khá cao về tính ổn định và hiện giữ vị trí thứ 4 trên thị trường tiền ảo. Đến 18h ngày 13/5, giá Tether ở mức 1 USD; vốn hóa thị trường đạt gần 58 tỷ USD.
Cardano
Cardano (ADA) được hình thành từ 2017 bởi Charles Hoskinson – nhà đồng sáng lập của Ethereum. Đồng tiền ảo này hoạt động trên nền tảng của Blockchain Cardano.
Ngay từ khi ra mắt, Cardano đã nhanh chóng có tên trong danh sách các loại tiền điện tử hàng đầu thế giới. Tính đến ngày 13/5, Cardano là đồng tiền kỹ thuật số lớn thứ 5 thế giới sau Bitcoin, Ethereum, Binance Coin và Tether.
Vào năm 2019, giá của ADA bị rơi xuống mức đáy 0,02 USD/ADA. Nhưng hiện nay, giá Cardano đã tăng 60 lần lên mức gần 1,2 USD. Vốn hóa thị trường của Cardano hiện đạt hơn 57 tỷ USD.
Việc Cardano được chính thức niêm yết trên sàn giao dịch Coinbase tại Mỹ đã thắp sáng lên niềm tin rằng đồng tiền ảo này còn tăng giá trị mạnh. Thậm chí, có dự đoán cho rằng đến cuối năm 2021, giá Cardano có thể đạt 10 USD.
Dogecoin
Dogecoin với biểu tượng chú chó Shiba Inu được 2 kỹ sư phần mềm tạo ra vào năm 2013, nhằm đùa cợt các loại tiền mã hóa đang bùng nổ. Dogecoin được xem là dẫn đầu cho xu hướng chơi tiền ảo hệ thú cưng, tức các loại coin/token sử dụng hình ảnh châm biếm là các loài thú nuôi của con người.
Từng bị coi là đồng tiền “rác nhảm nhí”, chỉ có mức giá 0,06 USD, Dogecoin bất ngờ trở thành một trong những đồng tiền phổ biến trong giới tiền số, được quan tâm không kém cạnh Bitcoin, Ethereum…
Từ đầu tháng 4 đến nay, giá của đồng tiền ảo này đã tăng gấp 10 lần. Hiện giá của Dogecoin là 0,495 USD; vốn hóa thị trường của Dogecoin hiện đạt hơn 63,55 tỷ USD. Theo CNBC, giới đầu tư mong muốn đẩy giá Dogecoin lên mức 1 USD/đồng.
Đà tăng của Dogecoin bắt nguồn từ một câu nói trên Twitter tưởng như trò đùa của tỷ phú Elon Musk. “Dogecoin là đồng tiền số dành cho tất cả mọi người”, CEO Tesla viết trên Twitter.
Internet Computer
Dữ liệu lịch sử thị trường cho thấy, đồng Internet Computer (ICP) có biểu tượng vô cực nhiều màu được đẩy lên hệ thống lúc 18h ngày 10/5. Vào khoảng 23h ngày 10/5, tức là chỉ sau khoảng 5 tiếng có mặt trên sàn tiền số, mức giá kỷ lục của đồng tiền mã hóa này đạt 731 USD/ICP.
Ngay khi vừa lên sàn, Internet Computer đã lập kỷ lục khi thu hút được một dòng tiền lên tới hàng chục tỷ USD đổ vào, tạo ra vốn hóa kỷ lục 45 tỷ USD. Đồng tiền số Internet Computer đã vọt lên vị trí thứ 8 trong bảng xếp hạng các đồng tiền số có tổng giá trị vốn hóa lớn nhất trên thị trường hiện nay.
Internet Computer được giới thiệu sẽ giúp người dùng sáng tạo bất cứ thứ gì họ muốn lên Internet mà không cần thông qua những gã khổng lồ kỹ thuật số như Amazon hay Facebook. Người dùng cũng có thể sử dụng dịch vụ thương mại đám mây.
Internet Computer ra mắt trong bối cảnh cuộc cách mạng tiền điện tử đang bùng lên mạnh mẽ trên toàn thế giới. Giá nhiều loại tiền mã hóa tăng mạnh so với một năm trước đó. Đến sáng 14/5, giá của Internet Computer là 313,53 USD; vốn hóa đạt hơn 37 tỷ USD.
Tóm lại
Công nghệ đã giúp việc thu thập thông tin và mạng lưới giao dịch nhanh hơn và rẻ hơn. Điều này tạo động lực cho kinh tế chia sẻ và cho phép các tổ chức tài chính công nghệ nắm bắt một số hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Ví dụ, công nghệ blockchain có thể tạo nền tảng cho vay với độ tin cậy rất cao cho các giao dịch phân cấp, cho dù giao dịch đó được xác định bằng đồng tiền pháp định hay đồng tiền ảo cụ thể, với lợi thế cơ bản trong giao dịch tiền ảo là các hợp đồng thông minh, giải quyết các giao dịch giữa hai bên độc lập mà không cần một bên thứ ba thì tiền ảo mang bản chất phi tập trung phá vỡ các kênh giao dịch tiền tệ bình thường với đồng tiền pháp định do ngân hàng trung ương phát hành làm phương tiện thanh toán cho nền kinh tế.
Khối lượng phát hành tiền do ngân hàng trung ương quyết định căn cứ vào nhu cầu của nền kinh tế. Vì vậy, ngân hàng trung ương dễ dàng kiểm soát lượng tiền pháp định và khi các khoản thanh toán sử dụng tiền ảo được diễn ra nhiều hơn thì nhu cầu tiền mặt và dữ trữ tiền do ngân hàng trung ương phát hành sẽ ít đi, đồng thời có thêm một lượng tiền ảo từ bên ngoài vào làm gia tăng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế.
Tiền ảo trong một số trường hợp được sử dụng thanh toán thay thế cho tiền pháp định sẽ ảnh hưởng tới bảng cân đối tiền tệ của ngân hàng trung ương, qua đó tác động đến chính sách tiền tệ Khi giao dịch tiền ảo tăng trưởng hay tiền ảo được sử dụng như một phương tiện trao đổi thì các hộ gia đình sẽ giảm lượng tiền mặt nắm giữ, tiền có xu hướng trở lại hệ thống ngân hàng. Từ đó, thu nhập từ phát hành tiền của ngân hàng trung ương sẽ giảm một điều chỉnh khác cũng có thể xảy ra, đó là các hộ gia đình sẽ giảm lượng tiền gửi ngắn hạn mà họ thường sử dụng để chi trả thanh toán các khoản chi phí bằng thẻ tín dụng hay các giao dịch ngân hàng bên cạnh việc nắm giữ ít tài sản tài chính như chứng khoán hơn khi họ xem tiền ảo là một loại tài sản mới.
Từ đó, tiền gửi có xu hướng co lại và nhu cầu tiền gửi của các ngân hàng tại ngân hàng trung ương cũng có xu hướng giảm dẫn đến quy mô bảng cân đối ngân hàng trung ương nhỏ hơn và do đó thu nhập từ phát hành tiền cũng ít đi. Sự khác biệt của đồng tiền ảo với đồng tiền pháp định, chính là một thách thức lớn cho thực thi chính sách tiền tệ. Bởi để thực thi chính sách tiền tệ hiệu quả thì một trong những điều kiện quan trọng là ngân hàng trung ương phải kiểm soát và thống kê được toàn bộ lượng tiền tệ lưu thông trong quốc gia.