Tăng trưởng kinh tế: Khái niệm, phương pháp đo lường và ý nghĩa

Tăng trưởng kinh tế là gì? Ý nghĩa, phương pháp đo lường tăng trưởng kinh tế như thế nào? Đây là các câu hỏi mà chúng ta sẽ cùng giải đáp trong bài viết dưới đây. Từ đó giúp bạn có thêm kiến thức về sự vận hành của nền kinh tế.

Tăng trưởng kinh tế là gì?

Tăng trưởng kinh tế (economic growth) là thuật ngữ để chỉ sự tăng lên của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng thu nhập quốc dân (GNP). Tăng trưởng kinh tế còn được hiểu là sự gia tăng của khả năng sản xuất đối với một nền kinh tế nhất định.

Tăng trưởng kinh tế được thể hiện thông qua GDP hoặc GNP

Tăng trưởng kinh tế được thể hiện thông qua GDP hoặc GNP

Phương pháp đo lường tăng trưởng kinh tế như thế nào?

Phương pháp đo lường tăng trưởng kinh tế hiện nay là dùng mức tăng trưởng tuyệt đối. Trong đó, mức chênh lệch của quy mô kinh tế giữa hai giai đoạn sẽ phản ánh mức tăng trưởng tuyệt đối.

Công thức như sau: y = dY/Y × 100(%)

Trong đó:

y: Tốc độ tăng trưởng

Y: Quy mô của nền kinh tế

Ý nghĩa của việc tăng trưởng kinh tế

Tốc độ tăng trưởng kinh tế có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia. Cụ thể:

  • Tăng trưởng kinh tế góp phần giải bài toán về việc làm cho người lao động. Khi nền kinh tế phát triển đồng nghĩa việc sẽ có nhiều cơ hội hơn. Từ đó giảm tỷ lệ thất nghiệp trong dân cư, nâng cao chất lượng đời sống. Theo thống kê, cứ GDP tăng 2,5% thì tỷ lệ thất nghiệp sẽ giảm 1%.
  • Tăng trưởng kinh tế là yếu tố cần để cải thiện phúc lợi và đời sống an sinh của người dân. Đây sẽ là tiền đề quan trọng để nâng cao các yếu tố khác của quốc gia.
  • Thu nhập của người dân được nâng cao, từ đó giảm thiểu tỷ lệ nghèo đói, tội phạm,…

Tìm hiểu những yếu tố quyết định sự tăng trưởng trong dài hạn

Các yếu tố kinh tế

Vốn tư bản được xem là yếu tố kinh tế quan trọng

Vốn tư bản được xem là yếu tố kinh tế quan trọng

  • Vốn tư bản: Bao gồm trang thiết bị, cơ sở vật chất được dùng trong sản xuất.
  • Nhân lực: Chất lượng của nguồn lao động có vai trò quan trọng với tốc độ phát triển kinh tế.
  • Tài nguyên thiên nhiên: Bao gồm các tài nguyên như dầu mỏ, rừng, nguồn nước, khoáng sản,…
  • Tri thức công nghệ: Cho phép tạo ra sản lượng cao hơn, tăng năng suất lao động.

Các yếu tố phi kinh tế

  • Văn hóa – xã hội
  • Các thể chế chính trị
  • Dân tộc và tôn giáo
  • Sự tham gia của cộng đồng
  • Nhà nước và khung phổ pháp lý

Các lý thuyết về sự tăng trưởng kinh tế

Lý thuyết cổ điển

Các nhà kinh tế tiêu biểu của lý thuyết cổ điển: Adam Smith, R.Malthus, David Ricardo. Adam Smith cho rằng thể chế, công nghệ và tích lũy vốn là các yếu tố quyết định đến nền kinh tế. R.Malthus cho rằng lương thực sẽ tăng lên để đáp ứng nhu cầu của con người, do đó giảm gia tăng dân số sẽ giúp nền kinh tế phát triển.

Tóm lại, các nhà kinh tế theo thuyết cổ điển đều có điểm chung là nhấn mạnh vai trò của nguồn lực tự nhiên, đặc biệt là đất đai.

Lý thuyết trường phái Keynes – Mô hình Harrod-Domar

Vào những năm diễn ra Đại khủng hoảng suy thoái kinh tế (1929-1933), lý thuyết cổ điển bộc lộ hạn chế khi không thể giải thích được các hiện tượng kinh tế lúc bấy giờ. Cùng với đó là sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, giúp khắc phục vấn đề thiếu hụt đất đai.

Trong quyển sách Lí thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ của John Maynard Keynes (1883 – 1946), đã chỉ ra tầm quan trọng của các chính sách. Đây là điểm khác biệt so với lý thuyết cổ điển trước đó.

Ngoài ra theo Keynes, mối quan hệ giữa tích lũy tư bản (K) và tăng trưởng kinh tế (g) có vai trò quyết định đến tốc độ tăng trưởng kinh tế. Đây cũng là nhược điểm của lý thuyết này khi bỏ qua các yếu tố khác như công nghệ, nhân lực.

Lý thuyết tân cổ điển

Lý thuyết tân cổ điển đề cao vai trò của công nghệ

Lý thuyết tân cổ điển đề cao vai trò của công nghệ

Nội hàm của lý thuyết tân cổ điển là chỉ ra các yếu tố quyết định tốc độ tăng trưởng kinh tế. Cụ thể, sự ổn định của nền kinh tế phụ thuộc vào: lao động, nguồn vốn và công nghệ. Sự thay đổi của nguồn lao động và vốn có thể tạo ra trạng thái cân bằng ngắn hạn.

Đặc biệt, lý thuyết tân cổ điển đề cao tầm quan trọng của các tiến bộ công nghệ. Một nền kinh tế chắc chắn sẽ không phát triển nếu không thay đổi công nghệ.

Lý thuyết hiện đại

Lý thuyết kinh tế hiện đại khắc phục các điểm yếu trong lý thuyết tân cổ điển. Cụ thể ở lý thuyết tân cổ điển, việc quá đề cao vai trò của công nghệ khiến các nhân tố khác giảm giá trị. Hơn nữa, các yếu tố thúc đẩy sự tiến bộ công nghệ được xem là các yếu tố ngoại sinh.

Khắc phục nhược điểm này, nhà kinh tế học người Mỹ Paul Romer đã đưa ra lý thuyết hiện đại trong tăng trưởng kinh tế. Theo đó, tiến bộ trong công nghệ được quyết định bởi tri thức, tri thức phụ thuộc vào hoạt động đầu tư R&D của nền kinh tế. Theo ông, tri thức là một loại vốn đặc biệt và loại vốn này sẽ ảnh hưởng lớn đến tương lai của nền kinh tế.

Các chính sách có thể giúp thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế

  • Chính sách khuyến khích tiết kiệm và đầu tư trong nước
  • Chính sách thu hút nhà đầu tư từ nước ngoài
  • Chính sách về vốn nhân lực
  • Xác định quyền sở hữu tài sản và tính ổn định chính trị
  • Chinh sách mở cửa đối với nền kinh tế
  • Chính sách kiểm soát sự gia tăng dân số
  • Chú trọng nghiên cứu và phát triển, ứng dụng công nghệ mới

Ba nhận định về sự tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế ngắn hạn phụ thuộc vào sức mua

Tăng trưởng kinh tế ngắn hạn phụ thuộc vào sức mua

Ba nhận định về sự tăng trưởng kinh tế ứng với tăng trưởng kinh tế ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Cụ thể như sau:

  • Tăng trưởng kinh tế ngắn hạn: Nhu cầu của người tiêu dùng ảnh hưởng đến tổng sản lượng.
  • Tăng trưởng kinh tế trung hạn: Tổng sản lượng được quyết định bởi nguồn cung. Cụ thể khả năng sản xuất của nền kinh tế sẽ ảnh hưởng lớn chứ không phải niềm tin tiêu dùng.
  • Tăng trưởng kinh tế dài hạn: Tốc độ tăng trưởng sẽ được quyết định bởi nhiều yếu tố, tùy vào từng giai đoạn mà mức độ tác động của các yếu tố sẽ khác nhau. Các yếu tố bao gồm: Khả năng sản xuất, môi trường kinh tế và thể chế.

Bẫy thu nhập trung bình (midle-income trap) là gì?

Bẫy thu nhập trung bình là thuật ngữ dùng để chỉ một nền kinh tế đạt được mức thu nhập nhất định nhờ vào các lợi thế ban đầu. Tuy nhiên, không thể vượt qua được ngưỡng đó để có mức tăng trưởng kinh tế tốt hơn.

Để thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình, nền kinh tế không thể dựa mãi vào tài nguyên, bất động sản, FDI, ODA,… Thay vào đó, giá trị mà người dân và doanh nghiệp trong nước tạo ra sẽ đóng vai trò quyết định. Xu hướng tất yếu sẽ là hội nhập, tự do và tư nhân hóa.

Trên đây là bài viết về vấn đề tăng trưởng kinh tế và các nội dung có liên quan. Đây là các thông tin quan trọng để bạn có cái nhìn tổng quát nhất về nền kinh tế. Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết của chúng tôi.

GIỚI THIỆU

Timthitruong.com là trang thông tin về kiến ​​thức ngân hàng, tài chính, đầu tư kinh doanh, kinh tế, doanh nghiệp, tin tức thị trường trong và ngoài nước mới nhất tại Việt Nam

@2022 All Right Reserved. Designed and Developed by timthitruong.com