Sàn Forex ôm lệnh là gì? Là Sàn Nào? Có nên đầu tư?

Sàn forex ôm lệnh là gì? Là Sàn Nào? Có nên đầu tư không? Tất cả những câu hỏi đó sẽ được Timthitruong.com giải đáp ngay trong bài viết này, cùng theo dõi nhé. 

Sàn Forex ôm lệnh là gì?

Sàn ôm lệnh là cách gọi của những nhà đầu tư Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài thường gọi lệnh này là Dealing Desk Broker hay Maket Maker hoặc nhà tạo lập thị trường. Đây là hình thức những lệnh giao dịch đi ngược lại với Trader bằng cách thiết lập giá mua và bán. 

Trong khi đó, sàn Forex ôm lệnh là nhà môi giới về Forex, họ sẽ thiết lập các lệnh giao dịch mua và bán, các cặp tiền tệ sẽ ngược lại với lệnh của người giao dịch đã thực hiện trước đó. Tại sàn này, họ sẽ thiết lập giá mua và giá bán. 

Nói cách khác, sàn ôm lệnh chính là:

  • Sàn sẽ giữ lệnh giao dịch trong hệ thống trong phạm vi thanh khoản
  • Lệnh giao dịch này không được thực hiện trên thị trường thực
Sàn Forex ôm lệnh là gì?

Sàn Forex ôm lệnh là gì?

Ưu điểm khi tham gia vào sàn ôm lệnh

Với tư cách là nhà đầu tư bạn sẽ có những ưu điểm sau khi tham gia vào sàn ôm lệnh:

  • Tính thanh khoản cao:Vì sàn mua và bán theo nhu cầu của người giao dịch một cách nhanh nhất mà không cần chờ khớp lệnh nên khi bạn bán sàn sẽ mua ngay lập tức mà không cần phải chờ đợi tìm kiếm để khớp lệnh tương ứng trên sàn.
  • Các giao dịch tại sàn có mức Spread thấp
  • Bạn sẽ không phải trả tiền hoa hồng
  • Một số sàn sẽ miễn phí một số sản phẩm qua đêm
  • Sàn ít biến động về giá
  • Rủi ro khi tham gia thấp

Cơ chế hoạt động của sàn ôm lệnh

Cơ chế hoạt động của sàn Forex ôm lệnh (Dealing desk) rất đơn giản, sàn sẽ xử lý lệnh của khách hàng bằng cách tìm các nhà cung cấp thanh khoản trên thị trường thứ cấp. Lúc này, khách hàng sẽ nhận được mức giá tương đương do sàn thực hiện. Đây là lý do vì sao mà các nhà giao dịch lại gọi nó là sàn ôm lệnh.

Về cơ bản, đây là hình thức cơ chế hoạt động phổ biến trong thị trường Forex những năm trước. Tuy nhiên, nhiều người không có kiến thức hoặc am hiểu không quá sâu thường cho rằng sàn Forex ôm lệnh là lừa đảo nhưng thực tế không phải như vậy. Bởi sàn sẽ cung cấp đồng thời cả giá mua và bán. Sàn ôm lệnh sẽ kiểm soát hoàn toàn quá trình mua bán và kiểm soát luôn mức giá khi các lệnh được thực hiện. Vì vậy khi tham gia vào sàn này thường rất ít rủi ro. 

Cơ chế hoạt động của sàn ôm lệnh 

Cơ chế hoạt động của sàn ôm lệnh

Hiện nay hầu hết các sàn Dealing desk đều cố gắng giữ các giao dịch một cách an toàn trong phạm vi thanh khoản và thường không yêu cầu bất kỳ nhà cung cấp thanh khoản bên ngoài nào. Điều đó có nghĩa là họ tự tạo ra một thị trường và giao dịch với khách hàng trong đó. 

Để dễ hiểu, dưới đây chúng tôi sẽ đưa ra một ví dụ minh họa về cơ chế hoạt động của sàn ôm lệnh như sau:

Có 1 sàn ôm lệnh có tổng lượng vàng khách mua vào là 100 lot, lượng vàng bán ra cũng 100 lot. Lúc này sàn sẽ tự động khớp lệnh giữa lượng mua và bán được gọi là hedging – Đối ứng. Sàn lúc này sẽ là nơi trung gian thu các loại phí chênh lệch phát sinh trong quá trình mua bán giữa 2 bên.

Nhìn chung, sàn ôm lệnh sẽ tạo ra lợi nhuận chủ yếu bằng cách mua với giá thấp hơn và bán với giá cao hơn, ngoài ra sàn sẽ tận dụng sự chênh lệch giữa giá mua và giá bán nữa.

Sự khác nhau giữa sàn ôm lệnh và sàn chuyển lệnh

Nhằm giúp bạn đọc hiểu đúng hơn về sàn ôm lệnh, ngay dưới đây bài viết sẽ phân biệt sự khác nhau với sàn chuyển lệnh.

Sàn ôm lệnh (Dealing Desk)Sàn chuyển lệnh (No Dealing Desk)
Đây là sàn tự động thực hiện lệnh mua hoặc bán theo đúng mong muốn của Trader mà không cần đến khớp lệnh trên sàn

=> Số dư ra của sàn này sẽ ôm hết hoặc ôm 1 phần

Đây là sàn trung gian, liên kết người giao dịch với bên hỗ trợ thanh khoản. Điều đó nghĩa là khi nhà giao dịch đặt lệnh, ngay sau đó họ sẽ chuyển lệnh đó cho bên đơn vị hỗ trợ thanh khoản. Thông thường bên hỗ trợ thanh khoản thường là nhà cái hoặc ngân hàng.
Sàn kiếm lời dựa trên việc đặt cược, nghĩa là nếu người giao dịch thắng thì họ thua và ngược lại, họ thắng thì người giao dịch thua hoặc kiếm lời bằng cách mua với giá thấp và bán với giá cao hơn.Đối với sàn chuyển lệnh sẽ không có bất kỳ rủi ro nào bởi họ chỉ đóng vai trò trung gian, sàn sẽ kiếm lời dựa trên hoa hồng và sự chênh lệch giữa giao dịch mua và bán.

Nhìn chung, 2 hình thức sàn giao dịch này có thể hoạt động cùng nhau vì sàn chuyển lệnh có thể chuyển các lệnh giao dịch đó lên sàn ôm lệnh.

Có nên đầu tư vào sàn ôm lệnh (Dealing Desk) không?

Với những ưu điểm kể trên bạn hoàn toàn có thể đầu tư vào sàn ôm lệnh, tuy nhiên theo nhận định chung của nhiều nhà giao dịch bạn chỉ nên đầu tư vào sàn này khi thực sự hiểu. Bởi sàn ôm lệnh thường sẽ không phù hợp với những bạn theo phong cách giao dịch lướt sóng hay giao dịch ngắn hạn vì 2 phong cách này dựa trên thị trường biến động về giá và nó thay đổi liên tục. Vì vậy nếu bạn theo 2 phong cách này cơ hội giao dịch của bạn sẽ giảm.

Ngoài ra, sàn ôm lệnh chỉ phù hợp với những nhà đầu tư lớn còn đối với những nhà đầu tư nhỏ lẻ thì để có lợi từ sự biến động giá mua và bán thì khá khó, chỉ nên tham gia vào sàn chuyển lệnh để có giá tốt hơn. 

Chỉ nên đầu tư vào sàn ôm lệnh khi hiểu đúng về cơ chế hoạt động giao dịch tại sàn giao dịch này

Chỉ nên đầu tư vào sàn ôm lệnh khi hiểu đúng về cơ chế hoạt động giao dịch tại sàn giao dịch này

Gợi ý 3 sàn Forex ôm lệnh lớn trên thế giới

Hiện nay đa phần các sàn Forex mọi người giao dịch đều tham gia sàn giao dịch chuyển lệnh vì sàn này sẽ kết nối với bên cung cấp thanh khoản. Vậy nên, bạn sẽ khó có thể tham gia vào sàn Forex ôm lệnh tuy nhiên điều đó không có nghĩa là bạn sẽ không tham gia được.

Theo tìm hiểu, các sàn Forex hiện nay đều có 2 chế độ là ôm lệnh và chuyển lệnh linh hoạt. Việc thực hiện 2 lệnh này sẽ thông qua các loại tài khoản để giao dịch theo mong và phong cách đầu tư của bạn. Dưới đây chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn 3 sàn Forex ôm lệnh lớn trên thế giới hiện nay.

JPMorgan

JPMorgan là một trong những nhà tạo lập thị trường Forex lớn và được nhiều người biết đến hiện nay. Đây là công ty tài chính lâu đời của Mỹ đi đầu trong lĩnh vực tài chính và ngân hàng. Hiện JPMorgan đang là ngân hàng lớn nhất tại Mỹ với tổng tài sản lên đến 2.509 tỷ USD, cung cấp thanh khoản cho thị trường Forex vì nó chiếm tỷ lệ % khá cao của thị trường ngoại hối. 

Chính vì là một ngân hàng lớn nên việc điều chỉnh giá ngoại hối theo mong muốn là điều hết sức đơn giản. Nhưng đây chỉ là tin đồn và chưa có thông tin chính thức nào vì vậy bạn nên tìm hiểu thông tin trước khi tham gia vào sàn này nhé. 

Deutsche Bank

Deutsche Bank hay còn được biết đến với tên gọi khác là Deutsche Bank AG là một tập đoàn tài chính, ngân hàng tư nhân lớn nhất nước Đức được thành lập năm 1870. Hiện Deutsche Bank chiếm 19,3% thị phần giao dịch ngoại hối 8.650 công ty giao dịch trên toàn cầu tham gia vào. 

Hầu hết các sàn giao dịch Forex từ Châu Âu, Châu Á đến Châu Mỹ đều kết nối với ngân hàng này vì Deutsche Bank cung cấp cho nhà đầu tư tính thanh khoản lớn và nhanh chóng. 

Deutsche Bank - Tập đoàn tài chính lớn nhất nước Đức được thành lập năm 1870

Deutsche Bank – Tập đoàn tài chính lớn nhất nước Đức được thành lập năm 1870

UBS

UBS Group AG là ngân hàng đầu tư đa quốc gia có trụ sở tại Thụy Sĩ, được biết đến là một trong những ngân hàng lớn tại khu vực Châu Âu có thị phần lớn trên thị trường ngoại hối. Hiện UBS liên kết với rất nhiều sàn giao dịch Forex toàn cầu để cung cấp tính thanh khoản cho thị trường.

Một số câu hỏi liên quan đến sàn Forex ôm lệnh

Dưới đây là một số các câu hỏi liên quan đến sàn Forex ôm lệnh:

Sàn Forex ôm lệnh có lừa đảo không?

Như đã trình bày ở phần trên, nhiều người không có kiến thức thường cho rằng đây là lừa đảo nhưng thực tế ôm lệnh chỉ là một cách hoạt động của thị trường Forex mà thôi. Hiện nay 1 sàn Forex lớn và uy tín thường có cả 2 chế độ giao dịch là dealing Desk và No – Dealing Desk.

Việc giao dịch này sẽ được cung cấp qua các tài khoản khác nhau và thông thường khi bạn tham gia vào 1 sàn Forex uy tín, minh bạch bạn sẽ nhận được thông báo trước khi thực hiện các giao dịch. 

Sàn Forex ôm lệnh bản chất không phải là một sàn lừa đảo

Sàn Forex ôm lệnh bản chất không phải là một sàn lừa đảo

Đối với các nhà giao dịch dài hạn và giao dịch lớn họ thường không quan tâm tới việc sàn ôm lệnh làm chệch đi một vài pip trong giao dịch của họ. Bởi họ nhắm tới lợi nhuận trong thời gian dài nên họ thường tham gia vào sàn ôm lệnh. Vì sàn sẽ không tính hóa hồng trên từng lot, một số sàn còn miễn phí qua đêm cho 1 số sản phẩm giao dịch.

Như vậy có thể nói, việc bị một số Trader tố là sàn ôm lệnh lừa đảo là do họ không phân biệt được mục đích và tính năng riêng của từng loại tài khoản tại sàn đó. Để nhận biết các loại tài khoản Dealing Desk thường sẽ là tài khoản Standard và Pro, những tài khoản này thường không phù hợp với các Trader giao dịch ngắn hạn trong ngày.

Xem thêm: Top 10 sàn Forex uy tín được nhiều người tham gia

Các hình thức lừa đảo của các sàn Forex ôm lệnh hiện nay

Dưới đây là một số hình thức lừa đảo của các sàn Forex ôm lệnh bạn có thể gặp phải như:

  • Giữ lệnh của nhà đầu tư, không cho họ thực hiện các lệnh giao dịch
  • Giữ tiền của nhà đầu tư, không cho rút tiền khi có lợi nhuận

Các dấu hiệu để nhận biết sàn Forex ôm lệnh lừa đảo như sau:

  • Mạo nhận các sàn Forex uy tín để dụ dỗ các nhà đầu tư tham gia
  • Không có giấy phép hoạt động hoặc làm giấy phép giả
  • Cam kết về lợi nhuận và tính thanh khoản cho nhà đầu tư nhưng mập mờ
Các hình thức lừa đảo của các sàn Forex ôm lệnh hiện nay

Các hình thức lừa đảo của các sàn Forex ôm lệnh hiện nay

Kết luận

Tóm lại sàn Forex ôm lệnh về cơ bản không phải sàn lừa đảo, thông tin sàn này lừa đảo là do nhiều cá nhân lợi dụng việc này để tạo ra những mô hình sàn Forex lừa đảo mà thôi. Vậy nên khi tham gia vào sàn ôm lệnh bạn nên tìm hiểu thật kỹ thông tin cũng như cách thức hoạt động của sàn giao dịch này để có những quyết định đúng đắn trong việc đầu tư sao cho phù hợp nhất nhé. 

GIỚI THIỆU

Timthitruong.com là trang thông tin về kiến ​​thức ngân hàng, tài chính, đầu tư kinh doanh, kinh tế, doanh nghiệp, tin tức thị trường trong và ngoài nước mới nhất tại Việt Nam

BÀI VIẾT MỚI

@2022 All Right Reserved. Designed and Developed by timthitruong.com