Mô hình tam giác – Triangle Pattern

Mô hình tam giác xuất hiện thường xuyên hơn nhiều so với mô hình 2 đỉnh. Hôm nay chúng ta sẽ thảo luận về 3 loại mô hình tam giác thường xuyên xuất hiện trên thị trường: tam giác giảm dần, tăng dần và tam giác cân. Mô hình tam giác trông tương tự như mô hình cờ đuôi nheo và hình nêm. Do đó, bạn phải cẩn thận khi áp dụng các mẫu này vì bạn có thể dễ dàng nhầm lẫn chúng với nhau.

Mô hình tam giác là gì?

Mô hình tam giác là sự kết hợp của đường xu hướng trên và đường xu hướng dưới gặp nhau để tạo thành một đỉnh và kết nối các điểm bắt đầu của cả hai đường xu hướng tạo thành một hình tam giác, do đó mô hình này được xem là dạng mô hình tích luỹ.

Mô hình tam giác

Mô hình tam giác

Mô hình tam giác gợi ý điều gì?

Đối với từng dạng mô hình tam giác sẽ có những diễn biến tâm lý khá khác nhau, đa dạng, chứ không phải ở 1 dạng cố định.

Mô hình tam giác cho thấy cả người mua và người bán đều không có lợi thế mạnh trong cuộc chiến giành quyền kiểm soát. Khi càng về cuối, một bên có thể quyết định đẩy giá theo hướng dự kiến. Điều này cũng có thể bị ảnh hưởng bởi tin tức mà hầu hết các nhà giao dịch lại có chung ý tưởng cùng diễn biến tâm lý, khiến cho giá bị phá vỡ và tác động đáng kể đến tâm lý các nhà giao dịch kiểu du kích, khiến họ phải chạy theo xu hướng và đẩy giá lên cao hơn nữa.

Các biến thể của mô hình tam giác

Mô hình tam giác cân (Symmetrical Triangle)

Mô hình Tam giác cân là gì?

Điểm bắt đầu cho tất cả các mẫu hình tam giác là một tam giác cân được tạo thành bởi đường kháng cự hướng xuống và đường hỗ trợ hướng lên gặp nhau tại một điểm ở bên phải của mô hình.

Mô hình tam giác cân không giống bất kỳ mô hình tam giác nào khác vì nó không có độ nghiêng và được coi là mô hình trung lập.

Đặc điểm của mô hình tam giác cân

Gồm có 2 đường xu hướng: 1 đường hướng lên, 1 đường hướng xuống, cùng 1 phần giá được bao bọc bởi 2 đường này. Nhưng do sự cân đối nên hai đường xu hướng sẽ giao nhau ở điểm chính giữa.

Cần chú ý rằng mô hình tam giác cân và cờ đuôi nheo là khá giống nhau, nhưng với cờ đuôi nheo thì phần xu hướng phải rõ ràng dứt khoát như cột cờ.

Điều gì khiến mô hình tam giác cân được hình thành?

Mô hình tam giác cân được hình thành khi có sự cân bằng về diễn biến tâm lý của 2 phe, không phe nào giành được ưu thế. Có nghĩa là trong suốt quá trình hình thành đỉnh và đáy cứ có 1 bên bán ra thì bên kia mua lại toàn bộ, khiến áp lực 2 bên luôn cân bằng. Càng về cuối thì càng bị thu hẹp bởi 2 đường xu hướng, và sự giằng co có dấu hiệu sắp kết thúc. Khi 1 bên có lực áp đảo mạnh hơn, phá vỡ sự cân bằng cũng là lũ xác định được bên nào sẽ là bên chiến thắng.

Thế nào là 1 mô hình tam giác cân đẹp?

Một mô hình tam giác cân được gọi là đẹp khi nó có sự cân bằng giữa các khoảng trống ở đỉnh và đáy, tiến dần đều đến điểm cắt.

Ví dụ:

Cặp tiền USD/CHF tạo thành tam giác có các khoảng trống cân bằng ở cạnh trên và cạnh dưới. Điều này là do điểm tiếp xúc được thực hiện với cả cạnh trên và dưới. Nó cũng trở nên hẹp hơn khi nó di chuyển đến gần cuối của hình tam giác. Tuy nhiên, nó đã không thể phá vỡ đường kháng cự phía trên và kết quả là giá giảm mạnh.

Hướng dẫn giao dịch với mô hình tam giác cân

Như đề cập ở trên, mô hình tam giác có nhiều điểm giống với mô hình cờ đuôi nheo. Nó cũng là một mô hình tiếp diễn, có nghĩa là nó có thể di chuyển theo một trong hai hướng. Ngoài ra, vì là một tam giác cân – có nghĩa là nó có thể đẩy giá lên hoặc xuống. Một số cuộc khảo sát chỉ ra rằng sự phá vỡ giá trong xu hướng tăng chiếm 54%, và sự phá vỡ giá trong xu hướng giảm chiếm 46% đến từ các mô hình tam giác. Trong cả hai trường hợp, tỷ lệ phần trăm xấp xỉ bằng nhau.

Lưu ý là mô hình tam giác có thể xuất hiện ở dạng lớn hoặc nhỏ và ở các kích thước khác nhau. Các kích thước khác nhau của mô hình này thường cho thấy mức tích lũy lâu hơn và đẩy giá lên xa hơn. Các mẫu ngắn hơn thường cho thấy giá đẩy đi sẽ ngắn hơn.

Tuy nhiên không phải lúc nào cũng đúng như thế, đôi khi những mô hình có kích thước nhỏ hơn lại đẩy giá đi xa vô bờ bến.

Một ví dụ như hình trên, bao gồm 4 mô hình tam giác liên tiếp, để không dài dòng thì các bạn chỉ cần quan sát và xác định được đó là mô hình tam giác, thì việc tiếp theo là chờ giá xiên cạnh nào thì chốt hạ theo cạnh đó.

Cách vào lệnh:

Việc đầu tiên các bạn cần làm là xác định mô hình giá tam giác. Các tam giác cân cũng có xu hướng bị tác động bởi các xu hướng trước đó.

Vì vậy, nếu có một xu hướng tăng trước đó, khi giá tại điểm phá vỡ có khả năng là một xu hướng tăng, và nếu có một xu hướng giảm trước đó, xu hướng tiếp theo có khả năng là một xu hướng giảm.

Khi giá bắt đầu di chuyển trong một biên độ hẹp, hình thành đỉnh cao hơn hoặc đáy thấp hơn, bạn tiếp tục vẽ 2 đường xu hướng lên và xuống. Nếu đáp ứng được các điều kiện của mô hình tam giác cân thì bạn tiến hành đặt lệnh.

Chờ giá bứt phá và bạn sẽ tiến hành trade.

Chốt lời: Bạn có thể sử dụng 2 phương pháp, 1 là đo chiều cao đáy và tính toán tương ứng khi giá phá cạnh, phương pháp 2 là vẽ đường song song với đường xu hướng dưới, hoặc vẽ đường xu hướng trên tùy vào mô hình, lúc này chúng sẽ tạo ra được kênh giá. Đó cũng là đích đến cùa giá sau khi phá cạnh.

Cắt lỗ: vì là mô hình tiếp diễn nên việc xác định xu hướng phía trước là quan trọng nhất bởi vì giá thường hay theo xu hướng này. Đôi khi, giá có thể sẽ đi ngược lại (xem hình dưới)

Vàng đã tạo ra một xu huóng giảm trước đó, nhưng khi biên độ giá hẹp dần, đến khi bất ngờ phá vỡ đường xu hướng trên tạo nên một xu hướng tăng trái ngược hoàn toàn với những gì đã đề cập ở trên. Cho nên cần phải chờ giá phá qua đường xu hướng trên mới bát đầu vào lệnh.

Mô hình Tam giác tăng (Ascending Triangle)

Mô hình Tam giác tăng (Ascending Triangle) là gì?

Mô hình tam giác tăng là mô hình tam giác có hai đường xu hướng: đường kháng cự nằm ngang ở phía trên và đường hỗ trợ có xu hướng đi lên từ phía dưới, vì vậy mô hình này được gọi là hình tam giác tăng.

Tất nhiên, sẽ luôn có một vùng giá bị khóa giữa hai đường xu hướng này.

Điều gì khiến mô hình tam giác tăng hình thành?

Cấu trúc là 1đường kháng cự trên đóng vai trò như một màng chắn, ngăn giá bứt phá, trong khi đường xu hướng dưới đi dần lên cho thấy áp lực bên mua cao hơn bên bán trong vùng tam giác này khi giá tiếp tục tạo ra các đáy cao dần lên.

Tuy nhiên, mặc dù phe bò mạnh hơn phe gấu, nhưng mỗi khi họ đẩy giá lên cao hơn, thì lại gặp phải lực kháng cự, đó là phe gấu, vì vậy việc bứt lên trên đường kháng cự được thực hiện và sau đó quay trở lại vùng kháng cự, cho thấy bên bán vẫn có thể kiểm soát được bên mua.

Nhưng ngay cả như vậy, bên mua vẫn không tạo đáy thấp hơn, mà tiếp tục tạo đáy cao hơn, đó là lý do tại sao theo nghiên cứu của một số tác giả là với mô hình tam giác giá bứt phá, giá tiếp tục tăng chiếm 77%, trong khi giá đảo chiều thành giảm chiếm 23%. Điều này cũng hoàn toàn dễ hiểu, nhờ vào lực mua áp đảo trong quá trình tích lũy để tạo ra mô hình tam giác tăng dần.

Thế nào là 1 mô hình tam giác tăng đẹp?

Lưu ý rằng sẽ có 3 dạng tam giác như vậy, nhưng những dạng mà bạn nhìn thấy với số lượng lớn trên biểu đồ mỗi ngày sẽ là dạng tam giác mở rộng (xem hình bên dưới), có thể nó không phù hợp với các quy tắc.

Do đó, để có một mô hình tam giác tăng dần đẹp sẽ yêu cầu một đường kháng cự nằm ngang.

Về lý thuyết, đường kháng cự trên phải là năm nằm ngang. Nhưng đôi khi, chúng cũng có thể hơi dốc, có thể biến thành hình tam giác cân, hình nêm hoặc hình cờ neo.

Về cơ bản, đường hỗ trợ phải là một đường xu hướng tăng dần, do đó, đáy được hình thành sẽ tuân theo một mô hình tăng dần. Mô hình tam giác tăng dần được hình thành khi giá bắt đầu hình thành đáy sau cao hơn đáy trước và đỉnh tiếp theo bằng hoặc gần bằng đỉnh trước đó.

Giá phải chạm vào cạnh trên ít nhất hai lần và cạnh dưới ít nhất hai lần. Do đó, cần có ít nhất 4 lần va chạm giá với 2 đường xu hướng. Đối với hình tam giác tăng dần và giảm dần, hai đường xu hướng thường không hội tụ tại điểm mà chúng có thể bứt ra trước khi hình thành, có nghĩa là hai cạnh sẽ không hội tụ mà chúng sẽ kéo dài qua điểm cắt.

Mô hình tam giác tăng dần cũng phải được lấp đầy bởi giá, không phải khoảng trắng. Mô hình tam giác tăng dần sẽ mất khoảng 4 tuần hoặc lâu hơn để hình thành và không kéo dài quá 90 ngày.

Đối với mô hình tam giác tăng dần, xu hướng trước đó không phải là điều đáng lo ngại. Bởi vì ngay sau khi giá đột phá nó thể hiện cho bạn nhiều thông tin rõ ràng hơn mô hình tam giác cân. Nghĩa là, tỷ lệ giá vượt qua trên cạnh trên thường là 77%. Đồng thời, chỉ có 23% tỷ lệ giá phá vỡ cạnh dưới, vì vậy bạn có thể dựa vào những tham số này để xác định hướng vào lệnh.

Do tỷ lệ như vậy, một tam giác tăng dần luôn được coi là một mô hình đầu cơ giá lên hay mô hình buy-buy.

Chốt lời: phương pháp cũng tương tự như mô hình tam giác cân. Trước tiên đo khoảng cách từ đỉnh xuống đáy, rồi hướng lên tại điểm breakout,nhưng nên nhớ là mọi thứ chỉ là tương đối. Đôi khi đo tới đo lui nhưng giá chưa chắc đạt tới mức đó mà lại đảo chiều.

Do tỷ lệ giá sau breakout là 77% nên hoàn toàn áp đảo xu hướng giảm sau breakout, sau đây mình sẽ phân tích vấn đề này một chút, để mọi người có thể tham khảo.

Mô hình này sẽ xuất hiện trong 2 trường hợp:

  • Trong 1 xu hướng tăng, nó sẽ hình thành mô hình tam giác tăng, sau đó giá sẽ phá vỡ cạnh trên rồi tiếp tục tăng.

 

  • Đôi khi chúng cũng có thể hình thành ở cuối 1 xu hướng giảm, khi đó giá vẫn tiếp tục phá vỡ đường xu hướng trên để tiếp tục đi lên.

Trong cả hai trường hợp, kết quả của nó là giá vẫn tăng. Để làm được điều này, thì phải có 1 đường xu hướng tăng để hỗ trợ. Đường xu hướng trên sẽ hoạt động như một ngưỡng kháng cự. Khi giá tiếp tục tạo ra đáy cao hơn, đồng thời, khi giá chạm vào đường kháng cự trên sẽ đột ngột đảo chiều để kìm hãm sự tăng giá liên tiếp xảy ra.

Nhưng nếu cứ tiếp tục diễn ra chứng tỏ bên mua thực sự ngoan cố, không chỉ trong cuộc chiến giữa bên mua và bên bán, nếu nhìn vào đáy sẽ thấy việc cứ tạo đáy cao hơn cho thấy bên mua ngày càng mạnh hơn khi càng đi xuống đáy tam giác. Ngoài ra giá còn cứng đầu khi thử đường kháng cự nhiều lần, mặc dù không có gì đột phá cho thấy bên mua chưa bao giờ bỏ cuộc. Vì vậy, khi giá phá vỡ cạnh trên và đi lên là điều quá rõ ràng. Tham khảo hình dưới để hiểu rõ hơn nhé!

Mô hình Tam giác giảm (Descending Triangle)

Về cơ bản các mô hình tam giác đều có cấu tạo giống nhau, đều được tạo thành từ hai đường xu hướng.  Nhưng 1 điểm khác biệt nhỏ là trong mô hình tam giác giảm 2 đường xu hướng đều dốc xuống, đường xu hướng dưới lại nằm ở phía trên, đường hỗ trợ nằm ngang sẽ ở dưới cùng, xu hướng dồn về bên phải, tạo thành hình tam giác.

Nguyên nhân hình thành mô hình tam giác giảm ?

Trong mô hình này, thay vì tạo ra các đỉnh cao hơn, thì giá lại tạo ra các đỉnh thấp hơn, điều này cho thấy phe gấu tỏ ra có ưu thế hơn. Do đó, càng về cuối, mô hình càng hẹp dần. Tại thời điểm này, mặc dù đường hỗ trợ giúp giá nằm trong một vùng nhất định nhưng với việc tiếp tục tạo ra các đỉnh thấp hơn và thấp hơn thì khả năng giá phá vỡ đường hỗ trợ là rất cao.

Theo khinh nghiệm của 1 số trader lão làng xác suất của giá breakout giảm là 64% so với tỷ lệ 36% giá breakout tăng. Nhưng vì, mô hình giá tam giác là mô hình lúc thì đảo chiều lúc thì  tiếp diễn, vì vậy nếu đường xu hướng dưới  thực sự là ngưỡng hỗ trợ mạnh, thì khả năng giá breakout tăng sẽ cao hơn.

Thế nào là 1 mô hình tam giác giảm đẹp?

Đường hỗ trợ dưới nằm ngang và đôi khi hơi dốc, nhưng đường kháng cự phải dốc dần để đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước, tương tự như mô hình tam giác cân hoặc tăng dần. Giá chạm vào 2 đường xu hướng này sẽ tạo ra các đỉnh và dao động, càng nhiều mức cao và mức thấp thì mô hình càng có giá trị. Và giá phải lấp các khoảng trắng xen kẽ giữa đỉnh và đáy một cách cân đối.

Ở hình minh họa trên, không phải là mô hinh tam giác giảm đẹp vì có qua nhiều khoảng trống.

Hướng dẫn giao dịch với mô hình tam giác giảm

Hướng giao dịch cho mô hình này tương tự như mô hình tam giác tăng dần nhưng không cần quan tâm xu hướng trước vì thông thường mô hình tam giác giảm dần thường xuất hiện sau 1 xu hướng giảm trước đó, với 64% khả giá phá vỡ cạnh dưới xuống và chỉ 36% khả năng giá sẽ phá vỡ đỉnh đi lên, đó vẫn là một dạng quá bán. Đó là lý do nó được gọi là tam giác giảm dần.

Về cách chốt lời và cắt lỗ sẽ tương tự như các mô hình bên trên.

Tổng kết

Mô hình tam giác là mô hình vừa là đảo chiều tiếp vừa là diễn.

Mô hình tam giác dễ nhầm lẫn với mô hình cờ đuôi nheo và mô hình cái nêm.

Mô hình tam giác thường xuất hiện khi có những tin tức về lãi suất, kinh tế, ngân hàng, nhiên liệu….

Khi giao dịch theo mô hình này cần phải quan sát, phân tích thật kỹ, vì có thể xuất hiện những biến số trái ngược vói dự đoán.

GIỚI THIỆU

Timthitruong.com là trang thông tin về kiến ​​thức ngân hàng, tài chính, đầu tư kinh doanh, kinh tế, doanh nghiệp, tin tức thị trường trong và ngoài nước mới nhất tại Việt Nam

@2022 All Right Reserved. Designed and Developed by timthitruong.com