Miếng dán Salonpas: có những dạng nào, tác dụng, liều lượng cho người lớn, trẻ em

Miếng dán giảm đau Salonpas được xem như một “thần dược” trong việc giảm nhanh các cơn đau khớp, đau cơ,… Mặc dù miếng dán này thuận lợi là thế nhưng bạn cũng cần tìm hiểu kỹ càng những thông tin về Salonpas để tránh những tác hại không mong muốn. Cùng chúng tôi tìm hiểu Salonpas có những dạng nào và những lưu ý khi sử dụng là gì ngay trong bài viết dưới đây.

Đôi nét về miếng dán Salonpas giảm đau

Như chúng ta đã biết, Salonpas là một loại thuốc có công dụng giảm đau nhức, mỏi cơ, các vết bầm tím hoặc những người có bệnh viêm khớp. Trong miếng dán Salonpas có gốc chứa chất Methyl Salicylate 10% cùng với Menthol 3% được xếp vào nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt và không gây nghiện. 

Chất Methyl Salicylate là một chất ở trong tự nhiên được chiết xuất từ các loại cây khác nhau có công dụng giảm đau, chống viêm. Vậy nên chất này thường được sử dụng để sản xuất sản phẩm giúp giảm đau. Gần gũi nhất với chúng ta như dầu gió – một sản phẩm có chất Methyl Salicylate – được sử dụng để bôi khi nhức đầu, nghẹt mũi hay bị muỗi đốt. Sản phẩm chứa chất chất này thường sẽ không cần kê đơn trong các đơn thuốc về liều lượng dùng nên chúng được sử dụng rất phổ biến. 

Đôi nét về miếng dán salonpas giảm đau

Đôi nét về miếng dán Salonpas giảm đau

Mặt khác, chất Methyl Salicylate chứa một số tác hại không mong muốn như hiện tượng xung huyết da trong quá trình sử dụng. Vậy nên các bác sĩ khuyến cáo rằng chỉ nên bôi ngoài ra, xoa bóp các phần bị đau và được không uống hoặc bôi lên vùng có vết thương hở. Thuốc chứa Methyl Salicylate  chống chỉ định với những người bị dị ứng với Aspirin và Salicylate. 

Đặc biệt, nếu sử dụng dầu gió thường xuyên, hít phải chất Methyl Salicylate với nồng độ cao thì rất có khả năng làm tổn thương hệ hô hấp, gây rát vùng mũi họng. Vậy nên bạn cần chú ý về cách sử dụng nhé. 

Những thông tin cần biết về miếng dán Salonpas 

Bạn đã sử dụng miếng dán Salonpas rất nhiều trong đời sống hằng ngày nhưng lại không tìm hiểu các thông tin chính xác của miếng dán Salonpas. Lưu ngay 8 thông tin dưới đây vào điện thoại để tiện theo dõi bạn nhé: 

Những thông tin cần biết về miếng dán Salonpas 

Những thông tin cần biết về miếng dán Salonpas

  • Thích hợp với những người từ 18 tuổi trở lên.
  • Nếu bạn bị dị ứng aspirin hoặc ibuprofen thì không nên sử dụng cùng lúc với miếng dán Salonpas. Ngoài ra, các vấn đề như bị loét dạ dày, chảy máu đường tiêu hoá bị suy tim, suy thận, suy gan hoặc bạn đang mang thai thai cũng không nên sử dụng chúng. 
  • Giữ miếng dán trong vòng từ 8 đến 12 giờ khi dán vào vùng da bị dau. 
  • Bạn không nên sử dụng trên 1 miếng dán cùng một lúc. Đặc biệt, trong vòng 24 giờ thì không nên sử dụng hai miếng dán liên tục. 
  • Các vết thương trên da bị hở, bị viêm và nhiễm trùng thì không sử dụng miếng dán Salonpas. 
  • Những tác dụng phụ chúng mang lại là cảm giác nóng, ngứa và bị đỏ vùng bạn dán miếng dán lên. Ngoài ra cũng có trường hợp bị đau đầu.
  • Hai bộ phận không được dán lên là mặt và bộ phận sinh dục. 
  • Bạn không nên sử dụng miếng dán Salonpas từ trên 3 ngày liên tiếp. Khi cơn đau của bạn không thuyên giảm mà còn đau hơn sau 3 ngày thì nên đến bệnh viện xin lời khuyên của bác sĩ.

Salonpas có những dạng nào?

Hiện nay, trên thị trường đang có 2 sản phẩm Salonpas chính. Dạng thứ nhất là miếng dán Salonpas chứa methyl salicylate 6,29% + menthol 5,71%. Dạng thứ hai là gel bôi Salonpas có trọng lượng là 15g, 30g.

Salonpas có những dạng nào?

Salonpas có những dạng nào?

Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu về dạng xịt và dạng dầu xoa của Salonpas. Cụ thể là Salonpas ở dạng xịt chứa methyl salicylate 10g + menthol 3g (cho 100g dung dịch). Salonpas ở dạng dầu xoa chứa methyl salicylate 2640mg + menthol 2700mg

Liều lượng dùng Salonpas cho người lớn 

Bạn bị đau lưng, đau khớp, đau cơ bắp muốn giảm đau nhanh thì hãy tham khảo liều lượng sử dụng sau: 

  • Miếng dán Salonpas: Người lớn và trẻ em từ trên 12 tuổi có thể sử dụng miếng dán không quá 3 lần một ngày và gỡ miếng dán ra sau mỗi 8 giờ. 
  • Gel bôi Salonpas: Sử dụng gel bôi, bôi lên vùng bị đau không quá 3 đến 4 lần trên một ngày. 
  • Dầu bôi Salonpas: Dùng dầu bôi vào vùng da bị đau nhưng không được sử dụng quá 4 lần trên một ngày. 
  • Dạng xịt: Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi nên xịt trực tiếp vào vùng bị đau và không được lạm dụng. Một ngày chỉ nên dùng thừ 3 – 4 lần xịt cho vùng bị đau.
Liều lượng dùng salonpas cho người lớn 

Liều lượng dùng Salonpas cho người lớn

Liều lượng dùng Salonpas cho trẻ em 

Đối với trẻ em dưới 12 tuổi thì cần lưu ý về liều lượng như sau:

  • Miếng dán Salonpas: Tham khảo ý kiến của bác sĩ khi cho trẻ dưới 12 tuổi sử dụng miếng dán.
  • Gel bôi Salonpas: Bạn có thể bôi gel Salonpas lên vùng bị đau của trẻ em từ trên 2 tuổi từ 2 – 3 lần trên một ngày. Trẻ em dưới 2 tuổi bắt buộc phải hỏi ý kiến của bác sĩ.
  • Dầu bôi Salonpas: Trẻ từ 30 tháng tuổi trở lên có thể dùng dầu bôi Salonpas và chỉ dùng 3 lần trong ngày. Trẻ em dưới 30 tháng tuổi cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bôi. 
  • Dạng xịt: Trẻ dưới 12 tuổi phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng để đảm bảo an toàn nhất có thể.

 Lưu ý khi dùng Salonpas

Việc sử dụng Salonpas để giảm đau đã quá quen thuộc với mọi người. Tuy nhiên, những lưu ý khi dùng Salonpas vô cùng quan trọng mà bạn cần lưu ý trong việc sử dụng đó là:

 Lưu ý khi dùng Salonpas

Lưu ý khi dùng Salonpas

  • Ở những vị trí bị viêm nhiễm hoặc bị sưng, nóng, đỏ thì bạn không được sử dụng Salonpas. Nếu bạn sử dụng thì tình trạng viêm sẽ ngày càng nặng nề hơn. Bởi trong Salonpas có các chất làm giãn mạch, làm lượng máu chảy về nơi bị nhiễm trùng nhiều khiến tình trạng viêm nhiễm nặng hơn, gây ra các vết sưng to. 
  • Khi xảy ra những chấn thương, va đập vào phần mềm xung quang xương khớp thì nên sử dụng Salonpas ngay để có tác dụng hiệu quả nhất. 
  • Những vết thương bị trầy xước trên bề mặt da thì không được dùng Salonpas để giảm đau. Việc sử dụng Salonpas trong trường hợp này không giúp giảm đau mà còn làm tổn thương các lớp tế bào dưới da gây tình trạng loét. Thậm chí có những trường hợp nặng hơn là bị hoại tử những tế bào non ở vị trí bị trầy xước da. 
  • Không sử dụng Salonpas lên các vùng da quanh mắt, niêm mạc vì đây là những vùng da nhạy cảm, dễ bị tổn thương. 
  • Bạn không được dùng Salonpas trên vùng da bị đau với diện tích lớn. Và không sử dụng trong thời gian dài hơn thời gian đã được chỉ định. Đối với trẻ em thì càng phải chú ý hơn vì có nguy cơ bị nhiễm độc Salicylate. 
  • Trong thời gian sử dụng Salonpas, những dấu hiệu như cảm giác nóng rát, châm chích là những dấu hiệu mà tác dụng phụ mang lại. Vậy nên bạn cần quan sát và phát hiện kịp thời để không gây ra các trường hợp xấu. 
  • Các đối tượng cần lưu ý như: phụ nữ có thai, phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú, người có bệnh về hen suyễn, người chuẩn bị thực hiện phẫu thuật thì phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc Salonpas để giảm đau. 

Một lưu ý khi dùng Salonpas tiếp theo mà bạn nên biết là Salonpas có thể gây ra các phản ứng với các loại thuốc khác khi kết hợp chung. Các loại thuốc như: Warfarin, Allopurinol, Febuxostat, Pegloticase, Probenecid, Vắc-xin phòng ngừa thủy đậu

Đặc biệt, với những thức ăn, đồ uống rất quen thuộc xung quanh ta như rượu, thuốc lá cũng có những phản ứng nhất định với Salonpas. Vậy nên bạn cần biết một số cách đề phòng để không xảy ra các tác dụng không mong muốn nhé! Lưu lại ngay 5 cách sau:

  • Bạn chỉ nên dán hoặc bôi ở bề mặt da
  • Nếu đang có vấn đề về sức khỏe hoặc sử dụng thuốc điều trị thì cần phải hỏi bác sĩ trước khi sử dụng 
  • Khi có vấn đề bất thường xảy ra khi dùng Salonpas thì lập tức ngưng sử dụng và đến bệnh viện để được bác sĩ xử lý kịp thời. 
  • Khi sử dụng miếng dán Salonpas thì không dán quá chặt. 
  • Không để thuốc trong tầm tay trẻ em. Khi trẻ nuốt phải thì cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời. 

Tác dụng phụ của Salonpas 

Khi dùng Salonpas, bạn phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Bạn có thể hỏi cách dùng với các dược sĩ, tư vấn viên ở nơi cung cấp thuốc để đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, bạn nên nắm rõ một số tác dụng phụ của Salonpas:

Tác dụng phụ của Salonpas 

Tác dụng phụ của Salonpas

  • Gây chảy máu dạ dày: có thể bạn chưa biết, trong Salonpas có chứa thuốc chống viêm không có thành phần steroid (NSAID), methyl salicylate nên dễ dẫn đến tình trạng chảy máu dạ dày  (tình trạng này xảy ra cao hơn đối với những người trên 60 tuổi hoặc có tiền sử chảy máu dạ dày).
  • Gây kích ứng da: Việc kích ứng trên da khi sử dụng các loại thuốc bôi cụ thể là Salonpas  thường rất hay gặp. Nếu bạn gặp tình trạng này, hãy ngưng sử dụng và liên hệ bác sĩ để kiểm tra và điều trị kịp thời.

Đọc đến đây thì chắc hẳn bạn đã nắm rõ được Salonpas có những dạng nào và những lưu ý khi sử dụng rồi phải không. Trên thị trường hiện nay, Salonpas được sản xuất và sử dụng rất nhiều. Hãy lưu ý khi sử dụng Salonpas để tránh những trường hợp không mong muốn. Hy vọng bài chia sẻ của chúng tôi sẽ mang lại nhiều lợi ích cho bạn! 

GIỚI THIỆU

Timthitruong.com là trang thông tin về kiến ​​thức ngân hàng, tài chính, đầu tư kinh doanh, kinh tế, doanh nghiệp, tin tức thị trường trong và ngoài nước mới nhất tại Việt Nam

BÀI VIẾT MỚI

@2022 All Right Reserved. Designed and Developed by timthitruong.com