Hoa thạch thảo nổi bật với màu tím đậm mộng mơ và quyến rũ mang đến vẻ đẹp đặc trưng của loài hoa xứ lạnh. Không chỉ có màu tím đậm mà hoa thạch thảo còn có nhiều màu sắc khác nhau, mỗi màu sắc đều mang ý nghĩa riêng. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Hoa Thạch Thảo Là Gì?
Hoa thạch thảo còn có tên gọi khác là cúc cánh mối thuộc nhóm cúc sao và thuộc họ Asteraceae vì nét đặc trưng của loài hoa này chính là hình dáng và cánh hoa mỏng như cánh mối. Hoa thạch thảo có tên tiếng Anh là European Michaelmas Daisy, tên khoa học là Aster amellus
Hoa phân bối nhiều ở các nước thuộc Châu Âu và Châu Á đặc biệt nhiều nhất ở Ý, còn ở Việt Nam thì bạn có thể lên Đà Lạt để thưởng thức chúng trọn vẹn nhé! Giống hoa này được phân ra thành nhiều loại và mỗi loại mang một vẻ đẹp riêng của mình, hoa thạch thảo trắng, hoa thạch thảo tím, hồng, lam tím…
Cây thạch thảo thuộc dòng cây sống lâu năm, bộ rễ bám sâu trong lòng đất, hoa thường mọc thành từng cụm không có cuống và cắm thẳng vào thân. Chiều cao trung bình từ 15-50 cm thích hợp trồng ở nơi có khí hậu lạnh.
Sự Tích Về Hoa Thạch Thảo
Một sự tích đặc biệt của hoa thạch thảo khi nói về tình yêu của đôi trai gái. Câu chuyện như sau:
Ngày xửa ngày xưa, có một cặp đôi được gọi là thanh mai trúc mã do cùng nhau lớn lên nên chàng trai và cô gái đã đem lòng yêu nhau và chàng trai đã lấy hết can đảm để thổ lộ tấm chân tình của mình với cô gái. Còn cô gái thì nói với chàng trai này sẽ chấp nhận lời cầu hôn nếu như chàng trai này mang về một loài hoa quý.
Vào một ngày nọ, chàng trai cùng cô gái vào rừng săn bắt hái hoa thì bỗng nhiên cô gái chỉ lên vách núi và nói: “Em thích loài hoa màu tím trên vách núi”. Chàng trai thấy vậy liền leo lên vách núi hòng lấy bằng được bông hoa đó để cô gái chấp nhận tấm lòng của mình nhưng không may chàng trai đã trượt tay và rơi xuống vách núi. Trước khi rơi xuống, chàng trai đã nói lời cuối cùng với cô gái là:”Xin đừng quên anh”
Quá tiếc thương trước sự ra đi của chàng trai, cô gái cầm bó hoa và chăm sóc, nhưng do quá đau buồn nên cô gái đã đổ bệnh và qua đời và cuối cùng hai người họ đã được ở bên nhau tại một thế giới khác. Và từ đó hoa thạch thảo chính là biểu trưng của sự chung thủy trong tình yêu, một lòng một dạ với người mình yêu.
Ý Nghĩa Của Từng Loài Hoa Thạch Thảo
Hoa thạch thảo tím: biểu trưng cho sự chân thành, tình yêu thủy chung son sắt của đôi lứa
Hoa thạch thảo trắng: biểu trung cho sự thuần khiết, trong trắng mong manh, e ấp của người thiếu nữ.
Hoa thạch thảo xanh: biểu trung cho phát triển tài lộc và sự may mắn hoặc sự ngưỡng mộ đối với người nhận
Đối với người Hy Lạp: hoa thạch thảo mang ý nghĩa chống lại các thế lực ma quỷ, bảo vệ gia chủ nên thường được đặt ở những nơi thiêng liêng và xua đuổi tà mà
Đối với người Anh và người Đức: biểu trưng cho phép màu và sức mạnh nên được trồng ở quanh vườn hoặc trồng trong nhà
Đối với người Pháp: hoa thạch thảo được ví như đôi mắt thánh Christ và hoa được đặt trên mộ của binh lính nhằm tưởng nhớ đến họ
Đối với người Mỹ: thường xuất hiện trong kỷ niệm ngày cưới của các cặp đôi và loài hoa tượng trưng cho tháng 9
Tặng Hoa Thạch Thảo Vào Dịp Lễ Nào?
Hoa thạch thảo thường được chọn làm quà trong các dịp lễ Tình nhân 14/2, kỷ niệm ngày cưới hay ngày yêu nhau vì mang biểu tượng của tình yêu bền chặt, thủy chung, vĩnh cửu, không những vậy nếu bạn tặng ai đó hoa thạch thảo trong ngày sinh nhật mang ý nghĩa tôn trọng, gắn kết và mong họ luôn được may mắn.
Cách Trồng Cây Thạch Thảo
Để trồng cây thạch thảo bạn có thể tự gieo hạt hoặc trồng cành nhưng vì chúng thuộc cây thân bụi, mềm nên khi di chuyển cành hoặc cắt cành sẽ khiến cây dễ chết và phương pháp gieo hạt được áp dụng phổ biến nhất đối với cây thạch thảo.
Nếu bạn trồng bằng hạt giống thì bạn nên chọn những hạt giống khỏe, căng bóng không bị xây xát để đảm bảo chất lượng khi trồng hoặc bạn có thể ngâm hạt giống trong nước ấm để kích thích cây nảy mầm nhanh hơn. Sau đó bạn tiến hành đào lỗ để gieo hạt và độ sâu của lỗ đất vừa phải không nên sâu quá sẽ gây khó khăn trong việc nảy mầm và khi đặt hạt vào lỗ đất thì bạn tưới nước ấm để cây phát triển nhanh hơn.
Bạn có thể nhân giống thạch thảo bằng cách tách cây con sau khi trồng lưu gốc từ 2-3 năm thì tiến hành tách các mầm con để trồng, nên chọn cây mẹ khỏe mạnh không bị sâu gây bệnh, cây con đầy đủ rễ và có 4-5 lá thì đảm bảo tách cây. Sau đó dùng dao nhọn nhấn nhẹ để cắt rễ giữa cây con và cây mẹ để lấy cây con trồng.
Các Chăm Sóc Hoa Thạch Thảo
Hoa thạch thảo khá dễ trồng và sinh trưởng tốt trong mọi điều kiện về thời tiết hoặc vùng đất nghèo chất dinh dưỡng. Hoa thường được trồng qua giâm cành hoặc gieo hạt. Khi trồng hoa bạn nên đặt chậu hoặc trồng ở nơi có nhiều ánh sáng tối thiểu từ 6-8 tiếng/ngày để cây có thể quang hợp tốt cho màu sắc của hoa
- Nên lựa chọn vị trí có nhiều ánh sáng, thông thoáng, cây không thích hợp khi trồng ở nơi râm mát
- Là giống cây ưa ấm và có thể chịu được khô hạn tốt
- Nên lựa chọn đất trồng có nhiều chất dinh dưỡng, đất có đội tơi xốp để cây phát triển một cách tốt nhất, ra nhiều hoa và đều màu nhất.
- Cây có thể phát triển tốt trong điều kiện khô hạn, chịu nóng tốt và có khả năng chịu ngập úng nhưng bạn cũng không vì thế mà bỏ bê cây không tưới nước hoặc tưới quá nhiều gây úng rễ kéo dài
- Vì nhu cầu dinh dưỡng của cây không quá lớn nên bạn có thể bón phân từ 2-3 lần/tháng và có thể sử dụng thêm các loại phân bón khác để hỗ trợ cây ra hoa nhiều hơn
- Phòng trừ sâu bệnh chính là điều quan trọng tuy rằng chúng rất ít khi sâu bệnh tấn công nhưng vẫn cần quan tâm, theo dõi và phòng chống ngay khi xuất hiện sâu bệnh.
Kết Luận
Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loài hoa thạch thảo cũng như ý nghĩa đặc biệt của nó cũng như cách trồng và chăm sóc hoa một cách tốt nhất! Hoa thạch thảo hẳn sẽ là một món quà xinh đẹp khiến người nhận không thể nào từ chối.