Timthitruong.com – Trong giao dịch ngoại hối, trượt giá (Slippage) thường hay xuất hiện khi thị trường có nhiều biến động. Có hai kiểu trượt giá, trượt giá có lợi và trượt giá bất lợi. Tuy nhiên, nếu nhà đầu tư hiểu được trượt giá là gì thì nó sẽ giúp họ giảm thiểu trượt giá bất lợi một cách tối đa và tận dụng được trượt giá có lợi cho những chiến lược giao dịch của mình. Hãy cùng tìm hiểu trượt giá là gì và cách tránh trượt giá khi giao dịch Forex qua bài viết sau đây nhé.
Trượt giá – Slippage là gì?
Trượt giá (Slippage) là khái niệm chỉ sự khác biệt giữa mức giá stop loss hoặc take profit dự kiến của một lệnh và mức giá mà tại đó lệnh được thực hiện. Khi thị trường biến động rất mạnh hoặc khi thị trường có tính thanh khoản thấp và sự chênh lệch lớn về khối lượng giữa bên mua và bên bán, thì hiện tượng trượt giá xuất hiện.
Có hai kiểu trượt giá thường gặp:
Trượt giá có lợi
Khi nhà đầu tư muốn mua cặp tỉ giá GBP/USD ở 1.3210 nhưng lại bị trượt xuống kích hoạt lệnh mua ở 1.3205, thấp hơn 5 Pip so với dự định thì đó gọi là trượt giá có lợi.
Trượt giá bất lợi
Khi nhà đầu tư muốn mua cặp tỉ giá GBP/USD ở 1.3210 nhưng lại bị trượt lên kích hoạt lệnh mua ở 1.3225, thấp hơn 15 Pip so với dự định thì đó gọi là trượt giá bất lợi.
Suy cho cùng khi lệnh giao dịch của nhà đầu được đưa ra ở một mức giá định trước nhưng lại khớp ở mức khác thì gọi là trượt giá.
Suy cho cùng, khi nhà đầu tư muốn mua hàng hóa ở một mức giá nhất định nhưng khi giao dịch lại khớp ở mức giá khác thì được gọi là trượt giá.
Ví dụ về trượt giá: Nếu nhà đầu tư muốn mua EUR/USD với giá thị trường hiện tại là 1.3750. Nhưng đến khi lệnh giao dịch được thực hiện, có ba khả năng có thể xảy ra: không trượt giá, trượt giá tích cực hoặc trượt giá tiêu cực. Cụ thể như sau:
- Trường hợp 1: Không trượt giá
Lệnh được đặt và giá mua tốt nhất hiện có là 1.3750 và được thực hiện ở mức 1.3750.
- Trường hợp 2: Trượt giá tích cực
Lệnh được đặt và giá mua tốt nhất hiện có giảm xuống 1.3740 (thấp hơn 10 pip so với giá đặt lệnh ban đầu). Lệnh sau đó được thực hiện ở mức giá tốt hơn là 1.3740.
- Trường hợp 3: Trượt giá tiêu cực
Lệnh được đặt và giá mua tốt nhất hiện có thay đổi thành 1.3760 (cao hơn 10 pip so với giá đặt lệnh ban đầu). Lệnh sau đó được thực hiện ở mức giá 1.3760.
Xem thêm
Trượt giá có phải là chênh lệch giá hay không?
Cả trượt giá và chênh lệch giá đều liên quan đến tỷ giá hối đoái. Chính vì thế mà có không ít nhà đầu tư bị nhầm lẫn giữa hai khái niệm này. Trên thực tế thì đây là hai khái niệm hoàn toàn tách biệt và không hề có liên quan đến nhau.
Trượt giá dùng để chỉ sự chênh lệch giữa giá mua hoặc giá bán thực tế so với giá mua hoặc giá bán mà nhà giao dịch đặt lệnh.Trong khi đó, chênh lệch giá là khoảng cách chênh lệch giữa giá mua và giá bán. Về một nghĩa nào đó, thì chênh lệch giá giống như phí hoa hồng, còn trượt giá lại như phí giao dịch. Cả hai đều được nhà giao dịch chi trả cho nhà môi giới, nhưng bản chất thì hoàn toàn khác nhau.
Nguyên nhân xuất hiện hiện tượng trượt giá
Hiện tượng trượt giá – Slippage diễn ra thị trường có biến động mạnh. Nguyên nhân của những biến động này xuất phát từ nhiều yếu tố:
- Một sự kiện lớn sắp diễn ra hoặc đang diễn ra và sự kiện đó ảnh hưởng đến thị trường tài chính. Điển hình nhất chính là các sự kiện chính trị như đảo chính, bạo loạn, bầu cử, …
- Một dữ liệu kinh tế đặc biệt quan trọng vừa mới được công bố.
- Thị trường đang thiếu tính thanh khoản, tham gia của các nhà đầu tư rời rạc, thưa thớt.
- Một tin tức bất ngờ nào đó vừa được công bố. Ví dụ tập đoàn A có nguy cơ sụp đổ, ngân hàng B đang thua lỗ và thoái vốn…
Tất cả những yếu tố trên khiến giá giao dịch thực tế bị trượt đi một khoản ngắn, thậm chí là một khoản dài. Nhà đầu tư buộc phải giao dịch với giá mới mà không có một sự chọn lựa nào khác và có thể đứng trước nguy cơ thua lỗ hoặc có thể có được khoản lợi nhuận tốt hơn, phụ thuộc vào trượt giá có lợi hay bất lợi.
Tuy nhiên, đôi lúc hiện tượng trượt giá có thể không xuất phát từ những nguyên nhân trên. Đôi khi nó có thể là chiêu trò thao túng giá của những sản giao dịch có sự bất thường. Lúc này, Slippage sẽ được gọi là trượt giá bất thường và thường là do những nhà giao dịch không chính quy, thiếu uy tín gây ra. Do đó, các nhà giao dịch nên cẩn thận và có thể thoát lệnh để đảm bảo an toàn vốn của mình.
Cách tránh trượt giá khi giao dịch Forex
Có một số cách để giảm thiểu sự tác động của trượt giá đối với giao dịch của các nhà đầu tư như sau:
Đảm bảo luôn có điểm dừng lỗ cho mọi giao dịch.
Khi trượt giá tiêu cực xảy ra, nhà đầu tư không thể biết được cú trượt đó sẽ đẩy giá đi xa đến mức nào. Đó là lý do mà các nhà đầu tư cần phải có lệnh dừng lỗ cho mọi giao dịch. Các khoản lỗ của bạn được cắt ở mức cho phép luôn tốt hơn nhiều so với việc liều lĩnh để nó trượt dài chỉ bởi vì trượt giá xảy ra.
Giao dịch với thị trường có động biến động thấp và tính thanh khoản cao.
Thị trường này có thể hạn chế khả năng trượt giá của bạn, do độ biến động thấp nên xu hướng giá ít có thể thay đổi thanh chóng, và tính thanh khoản cao nên có nhiều người tham gia vào thị trường, khi đó việc đáp ứng mức giá yêu cầu của bạn có khả năng cao hơn.
Tương tự, bạn cũng có thể giảm thiểu khả năng bị trượt giá bằng cách chỉ giao dịch vào những khung giờ thị trường sôi động, có nhiều thanh khoản nhất. Bởi những thời điểm này, có nhiều khả năng giao dịch của bạn sẽ được thực hiện nhanh chóng và ở đúng mức giá bạn yêu cầu.
Ngược lại, trượt giá xảy ra nhiều hơn nếu bạn giao dịch ở các thời điểm như khi thị trường đóng cửa. Bởi nếu thị trường mở cửa trở lại, giá có thể nhanh chóng thay đổi vì tin tức được thông báo diễn ra trong lúc thị trường đóng cửa
Chọn nhà môi giới uy tín và phù hợp.
Nếu thị trường di chuyển có lợi với nhà đầu tư, và cho ra một mức giá tốt (trượt giá tích cực), thì một nhà môi giới uy tín sẽ thực hiện mức giá tốt đó. Ngược lại, nếu là trượt giá tiêu cực, và ở một mức độ chấp nhận được, nhà môi giới sẽ từ chối giao dịch và yêu cầu thực hiện lại.
Ngoài ra nếu nhà đầu tư chọn được nhà môi giới có tốc độ khớp lệnh nhanh cũng sẽ hạn chế được trượt giá.
Kết luận
Trượt giá luôn là một vấn đề tất yếu khi giao dịch tại thị trường ngoại hối. Đôi khi hiện tượng này có thể xảy ra do những nguyên nhân khách quan, nhưng có lúc nó cũng xảy ra khi có tác động thao túng thị trường. Chính vì thế, mà các nhà đầu tư nên thực hành nhiều hơn để có thể hiểu rõ về trượt giá cũng như có những kinh nghiệm chống trượt giá hiệu quả. Hy vọng bài viết trên đã mang đến cho bạn những thông tinn hữu ích, giúp bạn có những cách giải quyết và hướng thay đổi tốt nhất cho quá trình giao dịch của mình.
[sc name=”internallink” ][/sc]