Cung cầu là hai yếu tố quyết định đến giá của một loại sản phẩm, hàng hoá trên thị trường. Giữa cung và cầu luôn có mối quan hệ mật thiết, ảnh hưởng đến giá và chúng có các tác động qua lại lẫn nhau. Để tìm hiểu kỹ về khái niệm của các yếu tố cũng như chính xác mối quan hệ giữa chúng, hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây!
Tìm hiểu khái niệm cung cầu và giá thị trường
Cung là gì?
Cung là tổng số lượng hàng hoá, dịch vụ mà nhà cung cấp đưa ra thị trường với các mức giá khác nhau. Cung phụ thuộc vào giá cả, chính sách thuế, khoa học công nghệ, sản lượng, kỳ vọng của nhà sản xuất,…
Quy luật của cung trên thị trường là khi giá tăng thì cung tăng. Cung sẽ bao gồm cung thị trường và cung cá nhân, trong đó cung của thị trường sẽ bằng với tổng cung cá nhân.
Cầu là gì?
Cầu là tổng khối lượng hàng hoá và dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua tương ứng với mức giá phù hợp. Cầu phụ thuộc vào giá, dịch vụ, thu nhập và kỳ vọng đối với sản phẩm và dịch vụ đó.
Quy luật của cầu là khi giá tăng thì lượng cầu sẽ giảm xuống. Cầu sẽ bao gồm cầu thị trường và cầu cá nhân. Cầu thị trường là tổng cầu của tất cả mọi người và bằng tổng cá nhân.

Cung cầu là gì?
Giá thị trường
Cân bằng thị trường là trạng thái mà cung cầu và giá sản phẩm luôn có khả năng tự ổn định. Khi đó, người mua và người bán đều có được sự hài lòng. Ở mức giá cân bằng này, cung và cầu trên thị trường sẽ bằng nhau.
Ở thị trường có tính chất cạnh tranh, nhiều người mua và nhiều người bán và có sự can thiệp của nhà nước thì giá thị trường sẽ có xu hướng trở về mức giá cân bằng. Tại điểm đó, lượng mua sẽ bằng với lượng bán.
Mối quan hệ giữa cung và cầu, giá cả thị trường
Cung cầu và giá thị trường luôn có mối quan hệ rất mật thiết và chi phối lẫn nhau. Khi đó, nếu giá tăng thì cung tăng và cầu giảm, giá giảm thì cung giảm và cầu tăng. Ở một khía cạnh khác, khi mà cung tăng bất chợt mà cầu không tăng theo thì giá giảm hoặc cầu tăng cao mà cung không theo kịp thì giá tăng.

Mối quan hệ giữa cung cầu và giá thị trường
Các yếu tố ảnh hưởng tới cung cầu trên thị trường
Giá hàng hóa/dịch vụ
Cung cầu luôn bị ảnh hưởng lớn nhất và chủ yếu bởi mức giá bán của hàng hoá và dịch vụ. Giá càng cao thì cầu càng giảm hoặc ngược lại. Dễ thấy nhất khi đi mua sắm, nếu có mặt hàng nào giá đắt thì bạn sẽ phải cân nhắc đến việc sử dụng nó có phù hợp với thu nhập, chi tiêu của bản thân hay không, nếu không cần thiết thì sẽ chưa mua mà đợi giảm giá,…

Giá tăng thì cung tăng và cầu giảm
Giá hàng hóa và dịch vụ liên quan
Ngoài sản phẩm trực tiếp thì hàng hoá và dịch vụ liên quan cũng ảnh hưởng đến giá của chúng. Nếu sản phẩm đó có nhiều sản phẩm tương đồng và có sử dụng cùng nhau thì cầu của sản phẩm tăng lên đồng đều. Ví dụ dùng cà phê sẽ thường đi kèm đường và sữa. Nếu người dùng cà phê tăng thì cầu về đường và sữa cũng tăng.
Thu nhập tiền mặt
Thu nhập cũng là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến cung cầu trên thị trường. Khi thu nhập tăng lên, người dân có nhiều tiền để chi trả hơn. Do đó, nhu cầu mua sắm, tiêu dùng tăng lên, cung cũng sẽ tăng lên.
Ngược lại khi có khủng hoảng kinh tế dẫn đến thắt chặt chi tiêu cầu giảm sút. Để vực dậy thị trường thì Chính phủ sẽ phải ban hành các chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho người dân.

Thu nhập tăng dẫn đến nhu cầu tiêu dùng tăng thêm
Thị hiếu của thị trường
Mặt hàng nhận được thị hiếu tốt của thị trường cũng sẽ có lượng cầu được tăng vọt trong một khoảng thời gian nhất định. Ví dụ mặt hàng que test Covid có lượng cầu tăng nhanh chóng trong thời kỳ đại dịch.
Chất lượng của hàng hóa
Cho dù mức giá đắt hay rẻ thì chất lượng của hàng hoá và dịch vụ vẫn là yếu tố được coi trọng và ảnh hưởng đến cung cầu của chúng. Ví dụ mặt hàng điện thoại di động như iPhone dù có giá cao nhưng chất lượng tốt nên được nhiều người săn đón.
Tổng dân số người tiêu dùng
Các mặt hàng thiết yếu không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt. Khi mà dân số đông thì lượng cầu của chúng sẽ tăng và ngược lại.
Cơ hội sinh lời trên thị trường
Lượng cung hàng chịu ảnh hưởng khá lớn từ yếu tố sinh lời. Khi sản phẩm nào đó có tiềm năng đem lại lợi nhuận cao thì nhà sản xuất sẽ gia tăng, thúc đẩy sản lượng dẫn đến cung tăng. Tuy nhiên, nếu có cung mà không có cầu sẽ thất bại. Vì thế, nhà sản xuất sẽ phải cố gắng đáp ứng các yêu cầu của người tiêu dùng đối với sản phẩm của mình.

Sản phẩm có tiềm năng phát triển sẽ được gia tăng sản xuất
Phân tích cung cầu và giá cả thị trường của mặt hàng tiêu dùng
Mặt hàng tiêu dùng hiện nay rất đa dạng và phong phú. Trong đó, hoa là một ví dụ được sử dụng để phân tích về mối quan hệ giữa cung cầu và giá. Bảng lượng cung, cầu và giá của hoa trong 1 năm như sau:
Giá (nghìn/bó) | Cung (nghìn bó) | Cầu (nghìn bó) |
100 | 50 | 250 |
300 | 100 | 200 |
500 | 150 | 150 |
700 | 200 | 100 |
900 | 250 | 50 |
Phân tích cầu của mặt hàng hoa
Trên trục toạ độ thể hiện mối quan hệ giữa cầu và giá, trục tung biểu diễn giá và trục hoành biểu diễn cho lượng cầu. Đường cầu thể hiện mối quan hệ tỉ lệ nghịch giữa giá và cầu nếu các yếu tố khác giữ nguyên. Qua đó có thể xác định phương trình đường cầu là QD = 225+0,25P.
Thông qua phương trình trên, bạn có thể dễ dàng biết được số lượng hoa và mức giá mà họ sẵn sàng chi trả. Ví dụ với mức giá 300 nghìn, cầu của bó hoa là 200, khi giá tăng lên thì cầu giảm hoặc khi giá giảm thì cầu tăng. Tuy nhiên trên thực tế có nhiều yếu tố thay đổi dẫn đến lượng cầu của hàng hoá bị chi phối không chỉ bởi giá.
Vào những dịp lễ tết như 20/10, 8/3,… nhu cầu dùng hoa tăng lên mặc dù giá vào dịp này cũng cao hơn. Tuy nhiên có những mặt hàng thay thế hoa tươi như hoa khô, hoa giấy,… kiểu dáng đẹp cũng có thể làm lượng cầu giảm mạnh. Khi giá thay đổi, đường cầu sẽ có những sự dịch chuyển. Cầu tăng lên làm đường cầu dịch sang phải, ngược lại cầu giảm thì đường cầu dịch sang trái.
Phân tích cung của mặt hàng hoa
Đồ thị cung biểu hiện mối quan hệ giữa cung và giá của mặt hàng hoa trong khi những yếu tố khác không thay đổi. Thông qua đường biểu thị, đường cung tỉ lệ thuận với mức giá. Nghĩa là khi giá tăng thì nguồn cung của hoa cũng tăng lên. Qua đó có được hàm cung như sau: QD = 25+0,25P.
Ngoài chịu ảnh hưởng của giá thì cung của thị trường cũng thay đổi do một số yếu tố khác như: Mất mùa, khoa học công nghệ, sự điều tiết của Chính phủ,… Khi cung tăng thì đường cung sẽ dịch chuyển sang phải, cung giảm thì cung dịch chuyển sang trái.
Phân tích giá cả của thị trường
Điểm cân bằng của thị trường sẽ ở mức giá là 500 nghìn, khi đó cung bằng cầu là 150 bó. Nếu như thị trường ở trạng thái chưa cân bằng với mức giá là 100 nghìn 1 bó hoa, lượng cầu khi đó mong muốn là 250 bó nhưng cung chỉ có 50. Lúc này cung nhỏ hơn cầu dẫn đến tình trạng nhiều người tiêu dùng không mua được hàng ở mức giá mong muốn.
Trong trường hợp này xảy ra tình trạng thiếu hụt hàng hoá và dư thừa nhu cầu sẽ tạo ra áp lực cạnh tranh giữa người mua. Để mua được hàng, nhiều người sẽ đề ra mức giá cao hơn, tạo áp lực đẩy giá lên. Càng với mức giá lớn thì lượng cung càng được khuyến khích tăng lên. Tuy nhiên, giá cao thì lượng cầu cũng sẽ giảm bớt. Lúc này, sự thiếu hụt hàng hoá ngày càng được cắt giảm và trở về cân bằng. Chúng ta cũng có thể giải thích ngược lại nếu cung lớn hơn cầu.

Đồ thị biểu thị đường cung và đường cầu
Kết luận
Thông qua những lý thuyết cơ bản và phân tích ví dụ cụ thể của mặt hàng hoa, hy vọng bạn đã hiểu rõ được mối quan hệ mật thiết giữa cung cầu và giá trên thị trường. Quan hệ đó là thuận đối với cung và nghịch đối với cầu. Cũng nhờ vào kiến thức này mà bạn có thể căn cứ để ứng dụng vào việc mua bán, kinh doanh trong cuộc sống.