So sánh chứng khoán quốc tế & chứng khoán Việt Nam

Ngày nay, việc đầu tư vào thị trường chứng khoán đang là một xu hướng được nhiều nhà đầu tư lựa chọn. Hôm nay, hãy cùng Timthitruong.com đi so sánh chứng khoán quốc tế và chứng khoán Việt Nam khác nhau ở điểm nào? Ưu nhược điểm của 2 sàn chứng khoán này.

Tìm hiểu về sàn chứng khoán quốc tế và sàn chứng khoán Việt Nam

Sàn chứng khoán là sân chơi để người mua và người bán gặp nhau và trao đổi về việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu hay các loại chứng chỉ khác. Vậy thế nào gọi là sàn chứng khoán quốc tế và sàn chứng khoán Việt Nam?

Sàn chứng khoán quốc tế

Sàn chứng khoán quốc tế là sàn giao dịch có nhiều mã chứng khoán đến từ các công ty, tập đoàn trên khắp thế giới. Là sàn giao dịch lớn mà ở đó các nhà đầu tư có thể giao dịch các mã chứng khoán của các tập đoàn lớn như Amazon, Facebook, Alphabet…

Sàn chứng khoán quốc tế là gì?

Sàn chứng khoán quốc tế là gì?

Sàn chứng khoán Việt Nam

Khác với sàn chứng khoán quốc tế thì sàn chứng khoán Việt Nam là những sàn giao dịch được mở trong nước và sẽ chịu trách nhiệm quản lý của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Khi giao dịch tại sàn chứng khoán Việt Nam, các nhà đầu tư chỉ được giao dịch các mã chứng khoán đến từ các công ty trong nước.

Sàn chứng khoán Việt Nam?

Sàn chứng khoán Việt Nam?

So sánh chứng khoán quốc tế và chứng khoán Việt Nam khác nhau ở điểm nào?

Chứng khoán quốc tế và chứng khoán Việt Nam khác nhau ở điểm nào? Cùng khám phá ngay một số sự khác biệt dưới đây:

Lịch sử hình thành thị trường

Chứng khoán quốc tếChứng khoán Việt Nam
Ngay từ thuở ban đầu, thị trường chứng khoán thế giới vốn chỉ được phát triển mang tính tự phát là chủ yếu. Tuy nhiên vào thế kỷ 15 đã xuất hiện sự thay đổi lớn. Việc tụ tập giữa các thương nhân để trao đổi về việc mua bán vật phẩm, hàng hóa được diễn ra thường xuyên. Dần dần nó phát triển lớn mạnh và lan dần sang các nước khác. 

Nhưng cho đến tận năm 1921 tại Mỹ, các khu chợ này mới được chuyển từ ngoài trời vào trong nhà, từ đó Sở giao dịch chứng khoán chính thức được thành lập

Năm 1996, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Việt Nam lần đầu được thành lập theo Nghị định số 75/CP. Tuy nhiên đến năm 1998 thì thị trường chứng khoán mới chính thức được ra đời. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng ký quyết định thành lập Trung tâm Giao dịch Chứng khoán

 

 

Thời gian hoạt động

Về thời gian hoạt động thì thị trường chứng khoán quốc tế sẽ hoạt động theo chuẩn móc thời gian của Mỹ và chênh lệch 1 ngày so với mốc giờ tại Việt Nam. Trong đó:

Thời gian hoạt động của sàn giao dịch NYSE:

  • Giao dịch tiêu chuẩn: Diễn ra từ thứ 2 – thứ 6 với khung thời gian từ 9:30 a.m – 4:00 p.m (giờ Việt Nam: 9:30 tối – 4:00 sáng hôm sau)
  • Giao dịch sau giờ: Diễn ra từ thứ 2 – thứ 6 với khung thời gian từ 4:00 p.m – 6:00 p.m (giờ Việt Nam: 4:00 sáng – 6:30 sáng)
  • Giao dịch tiền thị trường: Từ thứ 2 – thứ 6 với khung giờ 8:00 a.m – 9:30 a.m (giờ Việt Nam: 8:00 tối – 9:30 tối)

Thời gian hoạt động của sàn Nasdaq:

  • Giao dịch tiêu chuẩn: Từ thứ 2 – thứ 6, thời gian từ 9:30 a.m – 4:00 p.m (giờ Việt Nam: 9:30 tối – 4:00 sáng hôm sau)
  • Giao dịch sau giờ: Từ thứ 2 – thứ 6, thời gian từ 4:00 p.m – 6:30 p.m (giờ Việt Nam: 4:00 sáng – 6:30 sáng)
  • Giao dịch tiền thị trường: Từ thứ 2 – thứ 6, thời gian từ 8:00 a.m – 9:30 a.m (giờ Việt Nam: 8:00 tối – 9:30 tối)

Thời gian mở – đóng cửa chứng khoán:

  • Giờ mở cửa: Bắt đầu từ 9:00 
  • Giờ đóng cửa: 15:00 giờ
  • Giờ nghỉ trưa không giao dịch: Từ 11:30 – 13:00 giờ

Ngoài ra, trên mỗi sàn chứng khoán Việt Nam sẽ có những quy định riêng, trong đó thời gian giao dịch sai lệch giữa các sàn giao dịch tối đa là 15 phút.

  • Giao dịch trên sàn HOSE: Từ 9:00 – 14:45 phút 
  • Giao dịch trên sàn HNX và UPCOM: Từ 9:00 – 15:00 giờ 

Các hạng mục 

Hạng mụcChứng khoán quốc tếChứng khoán Việt Nam
Vốn hóa20.000 tỷ USD190 tỷ USD
Bán khốngHỗ trợ bán khống sản phẩm như cổ phiếu, trái phiếu, hàng hóaChưa có sản phẩm bán khống
Thị trường phát sinhĐa dạng sản phẩm như quyền chọn, hợp đồng hoán đổi…Bị hạn chế, chưa có điều luật và quy định rõ ràng
Giới hạn biên độ giá/ngàyKhông có giới hạn biên độ giáGiới hạn biến độ giá 7 – 15%
Số lượng giao dịchKhông giới hạn, cổ phiếu có thể được chia nhỏ để thuận tiện cho việc giao dịchBị giới hạn từ 10 – 100 cổ phiếu
Đòn bẩyTỷ lệ 2000%Tỷ lệ 300%
Thủ tục đăng kýThủ tục, giấy tờ đơn giản. Có thể đăng ký và xác nhận online thông qua sàn giao dịch như ASX MarketsThủ tục, giấy tờ phức tạp, cần làm trực tiếp mất nhiều thời gian khi phải đăng ký tại quầy, cần chữ ký và nhiều loại giấy tờ khác
Độ minh bạchĐộ minh bạch cao, rõ ràng và khó thao túng về giá do quy mô thị trườngChưa cao, dễ bị thao túng về giá
Một số công ty tiêu biểuApple (AAPL), Google (GOOG), Facebook…Thế giới di động (MWG), Vinamilk (VNM), FPT…

Ưu và nhược điểm của chứng khoán quốc tế và chứng khoán Việt Nam

Dù là loại chứng khoán nào thì cũng đều có ưu nhược điểm khác nhau. Dưới đây là ưu nhược điểm của chứng khoán quốc tế và chứng khoán Việt Nam: 

Ưu điểm

Chứng khoán quốc tếChứng khoán Việt Nam
– Thị trường chứng khoán quốc tế có vốn hóa lớn, với trên 25.000 công ty và tập đoàn niêm yết nên lượng tiền giao dịch vô cùng lớn

– Nơi hội tụ những cổ phiếu lớn đến từ các công ty, tập đoàn danh tiếng đứng đầu trên thế giới

– Thông tin luôn công khai minh bạch, rõ ràng

– Có nhiều cơ hội để đầu tư hơn so với các sàn giao dịch nội địa

– Sàn chứng khoán quốc tế có nhiều mã chứng khoán lớn, đa dạng với nhiều danh mục, sản phẩm đầu tư và khả năng thu về lợi nhuận lớn

– Nếu đầu tư đúng thời điểm sẽ có thể thu về mức lợi nhuận khủng 

– Khi tham gia vào các sàn chứng khoán Việt Nam các nhà đầu tư sẽ an tâm hơn. Bởi sàn chứng khoán Việt Nam được sự bảo vệ của pháp luật Việt Nam. Chính vì vậy mà hạn chế được phần nào sự rủi ro khi giao dịch

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhược điểm

Chứng khoán quốc tếChứng khoán Việt Nam
– Khoản tiền đầu tư lớn, không dành cho những nhà đầu tư nhỏ có tài chính hạn hẹp

– Nhiều biến động và khối lượng giao dịch lớn, dễ thu lợi nhuận cao nhưng cũng dễ gặp rủi ro dẫn đến mất trắng

– Lợi nhuận thu về không cao

– Số lượng công ty niêm yết không nhiều, không minh bạch về các thông tin kế toán dẫn đến các nhà đầu tư khó có sự chọn lựa chính xác

Nên đầu tư vào chứng khoán Việt Nam hay chứng khoán Quốc tế

Đây vốn là một câu hỏi rất khó, bởi lẽ quyết định chơi hay không là quyền của mỗi người. Tuy nhiên, về cơ bản thì thị trường chứng khoán Việt Nam và quốc tế đều có những ưu, nhược điểm riêng. Chính vì vậy mà bạn cần phải tìm hiểu thật kỹ lưỡng trước khi quyết định nên tham gia vào thị trường chứng khoán nào.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải xem xét đến số vốn tài chính mà mình đang sở hữu. Nếu như mức tài chính của bạn đang ở mức vừa phải thì bạn nên chọn đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam. Ngược lại, nếu như bạn mong muốn được chinh phục giấc mơ lớn hơn với lợi nhuận khủng thì có thể đầu tư vào thị trường chứng khoán quốc tế. Tuy nhiên để có thể đầu tư được ở thị trường này thì cũng đòi hỏi bạn phải có một số vốn cực lớn.

Nên chọn sàn chứng khoán Việt Nam hay sàn chứng khoán Quốc tế?

Nên chọn sàn chứng khoán Việt Nam hay sàn chứng khoán Quốc tế?

Điểm qua một số sàn chứng khoán quốc tế uy tín tại Việt Nam 

Dưới đây là một số sàn chứng khoán quốc tế được nhiều chuyên gia đánh giá cao và uy tín, an toàn tại Việt Nam mà bạn có thể tham khảo:

Sàn chứng khoán quốc tế XTB

Đây sàn chứng khoán thuộc tập đoàn môi giới Forex & CFD, là một sàn chứng khoán uy tín hàng đầu và được niêm yết trên sàn chứng khoán thế giới. XTB sẽ giúp các nhà đầu tư cá nhân có khả năng tiếp cận dễ dàng với nhiều thị trường tài chính trên thế giới.

Sàn chứng khoán XTB cung cấp hơn 2000 cổ phiếu phát sinh từ thị trường Châu Âu và Châu Mỹ. Mọi giao dịch diễn ra nhanh chóng, an toàn, sàn có thời gian hoạt động gần 20 năm rất uy tín.

Sàn chứng khoán XTB

Sàn chứng khoán XTB

Sàn chứng khoán quốc tế TSE

Chỉ đứng sau sàn chứng khoán New York, sàn chứng khoán Tokyo – TSE đang đứng vị trí thứ 2 cả sàn trên cả thế giới về lượng tiền tệ. Hiện tại, trên sàn giao dịch này niêm yết đến hơn 2271 công ty nội địa và 31 công ty nước ngoài với khối lượng vốn hóa vô cùng lớn. Sàn chứng khoán quốc tế Tokyo -TSE được xem là sàn giao dịch chứng khoán lớn nhất Châu Á tính đến thời điểm hiện tại.

Sàn chứng khoán quốc tế ICMarkets

Được thành lập năm 2007 và có trụ sở chính tại Úc, ICMarket là sàn chứng khoán hiện đang sở hữu 3 loại giấy phép gồm: ASIC, CYSEC, FSA. Sàn chứng khoán ICMarket được nhiều chuyên gia trong và người nước đánh giá khá cao. 

Các sản phẩm tại sàn giao dịch này cũng rất đa dạng với hơn 120 mã cổ phiếu và nhiều hàng hóa, tiền điện tử, tiền tệ. Bên cạnh đó mọi thao tác giao dịch tại đây cũng rất nhanh chóng và dễ dàng. Tuy nhiên, mặt hạn chế lớn nhất của sàn giao dịch này là không tạo được nhiều tài khoản trên ICMarket

Sàn chứng khoán ICMarkets

Sàn chứng khoán ICMarkets

Sàn chứng khoán quốc tế FXPro

Sàn chứng khoán  FXPro thuộc quyền sở hữu của công ty FXPro Financial Services Ltd được thành lập năm 2006 tại Anh. Sàn chứng khoán phục vụ hơn 150 quốc gia khác nhau trên toàn cầu và sàn chứng khoán được đánh giá là uy tín hàng đầu trên thị trường chứng khoán thế giới.

Nền tảng giao dịch chính của sàn chứng khoán này là  MT4, MT5, FXPro Markets, FXPro Quant Strategy Builder. Tỷ lệ đòn bẩy của sàn FXPro có thể tối đa 1:500, về ngoại hối có tới 73 cặp để lựa chọn như tiền ảo, tiền tệ, tiền nước ngoài

Kết luận

Qua đây, bài viết cũng đã tổng hợp và giới thiệu chi tiết cũng như so sánh chứng khoán quốc tế và chứng khoán Việt Nam khác nhau ở điểm nào. Dù bạn đầu tư vào sàn chứng khoán trong nước hay quốc tế thì cũng phải luôn chuẩn bị cho mình các kiến thức nền tảng trước khi bắt đầu dấn thân vào thị trường. 

GIỚI THIỆU

Timthitruong.com là trang thông tin về kiến ​​thức ngân hàng, tài chính, đầu tư kinh doanh, kinh tế, doanh nghiệp, tin tức thị trường trong và ngoài nước mới nhất tại Việt Nam

@2022 All Right Reserved. Designed and Developed by timthitruong.com