Làm thế nào khi trẻ bị chân vòng kiềng? Làm sao để khắc phục được tình trạng này một cách dứt điểm? Tất cả những thắc mắc đó sẽ được timthitruong.com giải đáp chi tiết trong bài viết này, cùng theo dõi nội dung dưới đây nhé.
Chân vòng kiềng ở trẻ
Chân vòng kiềng hay còn được gọi là chân cong, chân hình chữ O, đây là tình trạng bất thưởng ở chân và thường gặp ở trẻ nhỏ. Mặc dù áp 2 mắt cá nhân sát bên thì 2 đầu gối vẫn hướng ra xa nhau. Trên thực tế, phần lớn những trẻ bị chân vòng kiềng đều phát triển tốt, không ảnh hưởng đến cơ thể nên bạn không cần phải lo lắng.
Nguyên nhân dẫn đến dị tày ở chân là do thai nhi bị sai tư thế ngay trong bụng mẹ, khi lớn lên chân sẽ trở lại bình thường mà không cần phải tác động. Ngay cả khi bạn xoa bóp hay nắn chỉnh chân cho bé cũng sẽ không có tác dụng. Vì vậy, bạn không cần phải quá lo lắng nếu bé bị chân vòng kiềng. Thông thường, khi trẻ đến 3 tuổi trẻ sẽ không còn bị chân vòng kiềng nữa.

Chân vòng kiềng ở trẻ
Dấu hiệu nhận biết trẻ đang bị chân vòng kiềng
Chân vòng kiềng dễ dàng nhận biết, để biết bé có bị chân vòng kiềng hay không, khi bé đứng thẳng khép 2 mắt cá chân chạm vào nhau nhưng đầu gối lại không chạm vào nhau thì đó là dấu hiệu cho thấy bé đang bị chân vòng kiềng.

Dấu hiệu nhận biết trẻ đang bị chân vòng kiềng
Các nguyên nhân chính khiến trẻ bị chân vòng kiềng
Nuôi con không đúng cách
Thiếu hiểu biết hoặc dạy trẻ đi quá sớm với thời gian luyện tập dài không đúng khoa học cũng sẽ khiến trẻ bị chân vòng kiềng mong muốn.
Do ảnh hưởng từ trong bụng mẹ
Với trường hợp này, trẻ bị chân vòng kiềng là do khi ở trong bụng mẹ chân của bé thường xuyên bị gấp hoặc uốn cong, hình thành nên thói quen. Và sau khi sinh ra, bé sẽ có thói quen nằm co chân.
Bị thiếu Vitamin D
Thiếu Vitamin D ở trẻ là nguyên nhân phổ biến thường gặp nhất khiến bé bị chân vòng kiềng. Như đã biết, vitamin D có tác dụng thúc đẩy cơ thể hấp thu tốt hơn canxi, photpho giúp xương phát triển bình thường. Vì vậy, nếu trẻ bị thiếu vitamin D trong một thời gian dài thì khả năng hấp thụ những chất này sẽ kém. Điều này dẫn đến xương không thể phát triển hoặc phát triển không bình thường.

Trẻ bị thiếu Vitamin D
Yếu tố di truyền
Nguyên nhân này khá hiếm gặp, tuy nhiên không phải không có. Với chân vòng kiềng do di truyền sẽ không có biện pháp chữa trị. Gia đình chỉ có thể đưa bé đi khám tại khoa chỉnh hình là tiến hành phẫu thuật chỉnh sửa cho bé, tất nhiên bé phải đến một độ tuổi nhất định thì gia đình mới có thể can thiệp vào.
Do cân nặng của bé
Một số trẻ được bố mẹ cho tập đi quá sớm hoặc trẻ bị thừa cân cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị chân vòng kiềng. Bởi thời điểm này xương trẻ vẫn chưa đủ sức để nâng đỡ toàn bộ sức nặng cơ thể.
Cha mẹ nên làm gì khi trẻ bị chân vòng kiềng?
Nếu bạn phát hiện bé bị chân vòng kiềng thì các bậc cha mẹ cần thực hiện kiểm tra xem tình trạng chân vòng kiềm có nằm trong giới hạn bình thường hay không. Nếu bạn thấy chân bé bình thường nghĩa là bé vẫn đang phát triển tốt. Nếu bạn thấy khoảng cách giữa 2 đầu gối lớn hơn 10cm thì bạn cần theo dõi tiến triển tình trạng chân của bé từ 3 đến 6 tháng 1 lần.
Đối với trẻ sơ sinh hoặc mới biết đi thì chân bị vòng kiềng là điều hết sức bình thường, khi lớn lên chân bé sẽ phát triển bình thường. Nếu 3 tuổi trả vẫn bị chân vòng kiềng thì bạn nên đưa trẻ đến bác sĩ để được kiểm tra nhé.
Trong trường hợp trả bị chân vòng kiềng do thiếu vitamin thì bạn nên bổ sung vitamin cho bé theo đơn của bác sĩ. Nếu có điều kiện, bạn có thể đưa trẻ đến bác sĩ chỉnh hình để được đánh giá và tư vấn thêm. Tuy nhiên nếu trẻ bị vòng kiềng nặng thì bé cần can thiệp phẫu thuật để điều chỉnh nếu muốn đẹp về mặt thẩm mỹ.

Cha mẹ nên làm gì khi trẻ bị chân vòng kiềng?
Một số cách khắc phục chân vòng kiềng ở trẻ
Để khắc phục chân vòng kiềng, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:
- Áp dụng chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ, việc bổ sung kịp thời chất dinh dưỡng sẽ giúp bé hạn chế nguy cơ phát triển các vấn đề về xương như dị xương, sụn khớp…Một số vitamin cần thiết cho trẻ là canxi, vitamin D, các loại protein và khoáng chất.
- Cho trẻ đeo nẹp vào ban đêm nếu trẻ bị vòng kiềng. Hình thức này thường được bác sĩ nhi khoa sử dụng nhằm điều chỉnh sớm cho trẻ, khi lớn tình trạng này sẽ được cải thiện.
- Thực hiện các bài tập dành cho trẻ, để khắc phục hiệu quả hơn, các bậc cha mẹ nên thực hiện các bài tập giúp cải thiện tư thế đứng và tăng sự dẻo dai chân cho bé.
- Kiểm soát tốt cân nặng của trẻ là cách khắc phục tình trạng chân vòng kiềng vô cùng hiệu quả. Theo một số nghiên cứu chỉ ra thì khi trẻ gặp phải tình trạng này, xương và các mô liên kết đều phải chịu một lực rất mạnh. Do đó, xương trẻ sẽ bị quá tải khi trẻ bị thừa cân dẫn đến xương bị biến dạng. Lúc này, các bậc cha mẹ cần khuyến khích con tập luyện ăn uống lành mạnh kết hợp với việc luyện tập thể dục thường xuyên.
Tổng kết
Nhìn chung, việc trẻ bị chân vòng kiềng là một tình trạng phổ biến, không cần quá lo lắng bởi tình trạng này sẽ được cải thiện khi bé lớn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bị nặng thì chúng ta cần đưa bé đi kiểm tra và nghe tư vấn từ bác sĩ để có những can thiệp kịp thời cho trẻ nhé.